Cộng đồng

Ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch trước virus corona

By 05/02/2020 Tháng bảy 28th, 2020 No Comments
Ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch trước virus corona

Trái cây có múi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để tăng cường khả năng phòng bệnh của cơ thể.

Dịch viêm phổi cấp do virus corona mới ở Vũ Hán, Trung Quốc đã lây lan ra hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiễm bệnh cho gần 12.000 người trên khắp thế giới và giết chết 259 người ở Trung Quốc.

Trong khi các nhà khoa học cho biết hiện chưa có bất kỳ loại thuốc đặc trị nào dành cho căn bệnh và vắc-xin chống lại chủng virus mới vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, tăng cường hệ miễn dịch cho bản thân chính là phương pháp tốt nhất để bạn đối phó với dịch bệnh mới này.

Tăng cường hệ thống miễn dịch sẽ giúp cơ thể chống lại các cuộc tấn công của cả virus lẫn vi khuẩn, Tiến sĩ N. Ganabaskaran, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Malaysia cho biết.

Ông gợi ý một trong số những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả nhất là thông qua dinh dưỡng. Người dân nên tập cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, ưu tiên một số loại thực phẩm có thể tăng cường hệ miễn dịch cho bản thân mình.

“Sở hữu hệ thống miễn dịch mạnh không chỉ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra, mà nó còn có thể giúp bạn tăng tốc độ hồi phục [nếu chẳng may nhiễm phải chúng]“, Tiến sĩ N. Ganabaskaran nói.

Trái cây có múi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để tăng cường khả năng phòng bệnh của cơ thể.

Trái cây có múi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để tăng cường khả năng phòng bệnh của cơ thể.

Chúng ta biết hệ thống miễn dịch là một cơ chế phòng thủ của cơ thể, chống lại các sinh vật truyền nhiễm và những “kẻ xâm lược” khác, bao gồm cả vi khuẩn và virus. Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ một mạng lưới các tế bào, mô và cơ quan phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Ganabaskaran cho biết mỗi người trong số chúng ta lại có một hệ thống miễn dịch mạnh yếu khác nhau, tùy theo các yếu tố như tuổi tác, thói quen ăn uống và lối sống. Vì vậy, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng hệ thống miễn dịch của bạn được củng cố mạnh mẽ nhất có thể, điều đó sẽ giúp bạn phòng và chiến đấu với bệnh tật.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ vitamin cần thiết cho cơ thể. Mà một trong những vitamin quan trọng nhất giúp tăng cường hệ miễn dịch là Vitamin C. Thiếu vitamin C có thể khiến bạn dễ bị bệnh hơn.

Bạn nên bổ sung vitamin C thông qua các loại thực phẩm như kiwi, cam, đu đủ, súp lơ xanh, cải xanh… Việc uống vitamin C dạng viên không được khuyến khích, vì nó chỉ tạo ra tác dụng giống một loại giả dược, khiến bạn yên tâm hơn.

Các nghiên cứu cho thấy uống vitamin C dạng viên không tạo ra tác dụng rõ ràng với hệ miễn dịch. Nhưng uống quá liều vitamin C, nhiều hơn 500 miligam mỗi ngày đã không nằm trong mức an toàn, và trên 2.000 miligam mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận lên rõ rệt.

Kế đó, Vitamin B6 cũng góp vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các phản ứng sinh hóa của hệ thống miễn dịch. Và thứ ba là Vitamin E, một chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Việc tiêu thụ thực phẩm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch đã được khuyến khích khi có dịch cúm và dịch n-CoV 2019, Tiến sĩ Ganabaskaran nói.

Thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch bao gồm rau xanh, các sản phẩm từ sữa, quả kiwi, chanh và cam, cũng như các loại hạt như hạnh nhân và hạt điều chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa.

Thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch bao gồm rau xanh, các sản phẩm từ sữa, quả kiwi, chanh và cam, cũng như các loại hạt như hạnh nhân và hạt điều chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa.

Ông cho biết thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch bao gồm rau xanh, các sản phẩm từ sữa, quả kiwi, chanh và cam, cũng như các loại hạt như hạnh nhân và hạt điều chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa.

Ngay cả thịt gia cầm và động vật có vỏ nấu chín cũng là những nguồn thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, nhờ vào lượng protein và kẽm dồi dào. Chỉ có điều, mọi người cần lưu ý phải ăn thực phẩm đã chín, tránh trường hợp ăn thịt tái, có thể trở thành một nguồn lây nhiễm bệnh.

Nghiên cứu cho thấy kẽm là một nguyên tố dinh dưỡng vi lượng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Các tế bào miễn dịch, đặc biệt là tế bào T cần kẽm. Nếu không cung cấp đủ kẽm mỗi ngày hệ miễn dịch của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Các loài hải sản và động vật có vỏ chứa nhiều kẽm bao gồm cua, nghêu, tôm hùm và trai. Tuy nhiên, hãy chú ý đến lượng kẽm được khuyến cáo tiêu thụ mỗi ngày, khoảng 11mg đối với nam và 8mg đối với nữ. Quá nhiều kẽm cũng có thể ức chế hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, thiếu hụt Vitamin D cũng có thể làm yếu hệ thống miễn dịch. Mức đủ vitamin D được tính cho mọi người, cả nam và nữ trong lứa tuổi từ 1 đến 70, đều là 15 microgam mỗi ngày. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá hồi, cá ngừ, sữa chua, tôm, nấm, lòng đỏ trứng…

Các loại thực phẩm giàu kẽm

Các loại thực phẩm giàu kẽm

Đồng quan điểm với tiến sĩ Ganabaskaran, tiến sĩ Sareena Hanim Hamzah, một chuyên gia dinh dưỡng của Malaysia cũng cho biết muốn có được một hệ miễn dịch khỏe mạnh, bạn phải có một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Các loại trái cây và rau củ có nhiều màu sắc khác nhau có thể bổ sung và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Trái cây và rau củ chứa Vitamin C, E và chất chống oxy hóa có thể tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng và mầm bệnh”, cô nói.

Tiến sĩ Sareena cho biết thêm trái cây có múi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để tăng cường khả năng phòng bệnh của cơ thể. Đối với rau, cô đề nghị ớt chuông, súp lơ xanh và rau chân vịt là những ưu tiên chọn lựa.

Tuy nhiên, tiêu thụ thực phẩm đều phải ở mức độ vừa phải. Nhìn chung, những người không có bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào sẽ không bị ảnh hưởng bởi lượng tiêu thụ cao hơn một chút, nhưng đối với những người đã có vấn đề sức khỏe hoặc từ trước, ví dụ như bệnh tim mạch, nên tham khảo ý kiến ​​chuyên gia dinh dưỡng để chế độ tùy chỉnh chế độ ăn của mình”.

Tiến sĩ Sareena nói  bên cạnh các loại trái cây và rau củ, các loại hạt cũng là một nguồn thực phẩm chứa nhiều Vitamin E và chất chống oxy hóa, hai thành phần rất cần thiết để tăng cường hệ thống miễn dịch.

Ví dụ, cô nói, hạt hướng dương có phốt pho, magiê và Vitamin B6.

Vitamin E đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì chức năng hệ thống miễn dịch. Các loại thực phẩm khác có chứa nhiều Vitamin E bao gồm trái bơ, các loại rau xanh đậm màu và các loại hạt.

Dựa trên nghiên cứu khoa học từ khắp nơi trên thế giới, tỏi, gừng, sô cô la đen và trà xanh cũng rất tốt cho cơ thể”, cô nói, thêm vào đó Vitamin D và men vi sinh từ sữa chua cũng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch.

“Vitamin B6 từ thịt gia cầm và thực phẩm có Vitamin D được khuyến nghị”, Tiến sĩ Sareena cho biết. Cô kêu gọi mọi người tập thói quen ăn uống lành mạnh và tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều đường vì chúng có thể tích lũy chất béo không cần thiết, làm suy yếu hệ miễn dịch hoặc dẫn đến các vấn đề y tế khác.

Bạn nên bổ sung dưỡng chất và vitamin thông qua thực phẩm, chứ không phải thực phẩm chức năng.

Bạn nên bổ sung dưỡng chất và vitamin thông qua thực phẩm, chứ không phải thực phẩm chức năng.

Cả hai chuyên gia y khoa và dinh dưỡng của Malaysia đều nhấn mạnh việc bổ sung dưỡng chất và vitamin thông qua thực phẩm, chứ không phải thực phẩm chức năng.

Trái cây, rau quả, cá và các loại thực phẩm lành mạnh khác đã có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cần, và thậm chí cả các chất bạn không thể tìm thấy trong các viên thực phẩm chức năng.

Thêm vào đó, liều cao của một loại vitamin hay khoáng chất thậm chí có thể làm cản trở hấp thu các chất dinh dưỡng khác, cùng nhiều tác dụng phụ không mong đợi.

Tiến sĩ Sareena cho biết để có một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, mọi người cũng nên tập thể dục thường xuyên. Thể dục với cường độ vừa phải – những bài đi bộ nhanh, đạp xe hoặc chạy chậm – 30 đến 60 phút mỗi ngày có thể giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch.

Cuối cùng, nghiên cứu trong các cặp song sinh cho thấy, những người nào ngủ ít hơn và ngủ không đủ đã bị ức chế hệ miễn dịch. Bởi vậy, ngủ đủ giấc cũng là một điều mọi người nên làm để phòng tránh dịch bệnh.

Theo các nghiên cứu, số giờ ngủ mà mỗi người cần rất khác nhau, sẽ không có một con số chính xác cho tất cả. Nhưng ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm dường như là một mục tiêu tốt cho hầu hết dân số trưởng thành.

Sưu tầm: https://cphaco.vn/

Tham khảo Newstraistimes

Theo Trí Thức Trẻ