Cộng đồng

Lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp & Những điều cần biết

By 13/01/2020 Tháng chín 13th, 2022 No Comments
Lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp & Những điều cần biết

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo. Dưới đây là tất cả những điều cần biết về tục lệ nói trên, từ mâm cỗ cúng, thời gian cũng như địa điểm…

Tại sao phải cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch hàng năm) là ngày Táo quân về chầu trời để báo cáo công việc đã xảy ra dưới trần gian trong suốt một năm. Bởi vậy, vào ngày này các gia đình đều thành tâm chuẩn bị lễ vật cúng ông Táo về trời.

Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Trung Quốc nhưng đã được Việt hóa trong sự tích “2 ông, 1 bà” quen thuộc trong văn học dân gian:

Chân dung ba vị Táo quân dưới nét vẽ dân gian.

Chân dung ba vị Táo quân dưới nét vẽ dân gian.

“Chuyện kể rằng, ở một làng nọ, Trọng Cao và Thị Nhi lấy nhau đã lâu mà không có con nên thường cãi nhau. Một hôm Trọng Cao quá tức giận đánh vợ, tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi. Thị Nhi gặp một chàng trai là Phạm Lang rồi ăn ở với nhau thành vợ chồng. Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ. Một hôm, Trọng Cao đến một nhà khá giả xin ăn, bà chủ nhà đem cơm ra cho. Thì ra đó là Thị Nhi. Hai người nhận ra nhau, Thị Nhi hối hận vì đã lấy Phạm Lang.

Bất ngờ người chồng mới là Phạm Lang từ ngoài đồng đi làm về, Thị Nhi nói Trọng cao vào ẩn trong đống rơm. Phạm Lang về nhà để lấy tro bón ruộng, nên đốt đống rơm lấy tro. Trọng Cao đang say ngủ trong đống rơm nên bị chết cháy, người vợ cũ là Thị Nhi thấy vậy cũng lao vào lửa chết theo. Phạm Lang thấy vợ chết cũng lao mình vào đống rơm đang cháy ấy mà chết. Thượng Đế thấy ba người có tình nghĩa, phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc: Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp, Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà, Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa. Ba người tượng trưng là ba cỗ “đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nhà bếp.”

Lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp & Những điều cần biết

Theo tích truyện này, ngày 23 tháng Chạp hàng năm được chọn là ngày bộ ba thổ Công, thổ Địa, thổ Kỳ vắng mặt ở trần gian lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế những việc thiện ác, hay dở, tốt xấu trong năm qua của gia chủ một cách khách quan, trung thực. Và phương tiện duy nhất được “chỉ định” để đưa ông Táo lên trời chính là cá chép. Nhưng vì sao ông Táo lại cưỡi cá chép chứ không phải là con vật khác?

Lý giải đơn giản như sau: Cá chép vàng là một loài động vật sống ở trên Thiên Đình, hồi trước sống trên trời, do phạm phải lỗi, nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian để Tu Hành, chuộc lại tội lỗi của mình gây ra. Sau khi Tu Hành có chính quả, thì cá chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên trời. Còn Ông Táo là do Thượng Đế phái xuống trần tục để theo dõi loài người, xem ai là người Thiện, người Ác. Sau đó ông Táo bay về Thiên Đình để thông báo với Thượng Đế những việc ở dưới trần gian nhưng mà muốn bay lên Trời, thì ông Táo phải nhờ đến cá chép mới lên được.

Cúng ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp có được không?

Theo quan niệm dân gian, khoảng 11h – 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công, ông Táo đã bay về chầu trời.

Chính vì thế, việc cúng lễ phải được tiến hành trước thời điểm này. Gia chủ có thể tùy vào thời gian rảnh, điều kiện hoàn cảnh của mình để tiến hành cúng ông Táo miễn sao phải cúng trước thời điểm 11h ngày 23 tháng Chạp.Theo quan niệm dân gian, khoảng 11h – 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công, ông Táo đã bay về chầu trời.

Lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp & Những điều cần biết

Liên quan đến thời điểm nào cúng ông Táo là tốt nhất, chuyên gia Nguyễn Võ Uyên Mi chia sẻ trên trang Phụ nữ sức khỏe cho biết, ngày 23 tháng Chạp năm nay là ngày Ất Sửu nên gia chủ cúng vào giờ Canh Thìn (7h sáng), giờ Tỵ (9h sáng) và đặc biệt phải cúng trước 11h trưa là tốt nhất.

Cúng ông Táo ở nhà thuê như thế nào?

“Nếu đi thuê nhà, có cần cúng ông Công ông Táo hay không” là thắc mắc của rất nhiều người.

Để lí giải cho vấn đề trên, chuyên gia phong thủy Thiên Luân (diễn đàn Lý học Phương Đông) cho biết, nếu không cúng nhập trạch khi thuê nhà thì người thuê nhà không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo dịp 23 tháng Chạp.

Tuy nhiên, chuyên gia phong thủy trên cũng thông tin thêm, việc thờ cúng là vấn đề tâm linh. Và “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên việc có cúng hay không, tùy thuộc vào ý nguyện cũng như điều kiện, hoàn cảnh của người thuê nhà.

Nếu các bạn sinh viên, hộ gia đình thuê nhà trọ có ở chung với chủ nhà thì việc cúng ông Công ông Táo cũng không nhất thiết, nhất là khi chủ nhà bên cho thuê đã làm lễ cúng cho nhà của mình.

Cúng ông Táo ở đâu?

TS Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng, theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo thường được đặt trong bếp.

Ngày xưa, vào ngày 23 tháng Chạp, gia chủ thường đặt lễ cúng Táo quân trong bếp – nơi có ban thờ riêng các Táo. Có thể đặt bàn thờ ông Táo bên cạnh hoặc phía bên trên bếp. Điều đó thể hiện tín ngưỡng thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.

Lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp & Những điều cần biết

Mâm lễ cúng đưa ông Táo tại gian bếp của gia đình

Song ngày nay, việc thờ cúng đã đơn giản hơn rất nhiều, nhiều nhà không có ban thờ riêng ông Táo nên thường gia chủ sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính.

Cúng ông Táo gồm những gì?

  • Mâm cơm cúng:

Mâm cơm cúng Ông Công Ông Táo phải đầy đủ 2 món mặn, 2 món nhạt, 1 bát canh, 1 đĩa xôi. Trong đó con gà lễ là bắt buộc phải có, còn những món tùy vào khẩu vị của gia đình mà chế biến phù hợp.

  • Hoa quả cúng:

Bao gồm 1 đĩa ngũ quả với số lượng từng loại quả trong mâm là lẻ ( 1,3,5,7,…) không được bày số chẵn. Đối với những quả như nho, vải, nhãn, chôm chôm,… thì bày theo chùm không quan trọng số lượng quả. Cau và lá trầu cũng phải bày cũng theo số lượng lẻ.

  • Vật lễ đi kèm khác:

1 nhúm gạo, 1 nhúm muối, 9 bông hồng, 1 ấm chè, 3 chén rượu, 1 tập tiền vàng mã, vàng mã, vàng thỏi, bộ Ông Công Ông Táo (Gồm: mũ, hia, quần áo)

Phong tục thả cá chép đưa ông Táo về chầu trời.

Phong tục thả cá chép đưa ông Táo về chầu trời.

Cuối cùng quan trọng nhất là cá chép, phương tiện duy nhất để Ông Công Ông táo về chầu trời gồm 3 con cá chép vàng. Nếu đầy đủ 3 màu vàng, đỏ, trắng là tốt nhất. Nếu không bạn có thể thay bằng các chép giấy được bày bán rất nhiều ở cửa hàng vàng mã hoặc đi kèm với bộ Ông Công Ông Táo. Nhớ chuẩn bị trước một bài cúng Táo Quân 23 tháng Chạp để hành lễ đưa ông công ông táo về trời.

Tổng hợp: hoa viên nghĩa trang CPhaco