Tin tức

Giá trị văn hóa cao đẹp của lễ Thanh Minh

By 10/04/2015 Tháng mười 27th, 2022 No Comments

Tiết Thanh Minh là dịp để người sống bày tỏ lòng tri ân , là sợi dây liên kết tâm linh giữa người sống đối với những người thân đã khuất.Trong tinh thần đó, chúng ta có thể nói rằng, triết lý “Nhân quả, luân hồi” của Phật giáo là nhân tố chính hội tụ nên những giá trị cao đẹp của Tiết Thanh Minh.

Ý nghĩa Tiết Thanh Minh

Nói về ý nghĩa của Tiết Thanh Minh chúng ta có thể hiểu một cách giản lược: Thanh Minh là âm chữ Hán, có nghĩa là “Trong- Sáng”, như vậy tiết Thanh Minh là Tiết trời trong sáng, cây cối xanh tươi, muôn hoa tỏ hương khoe sắc, khiến lòng người hân hoan với nhiều cảm xúc, tâm hồn con người luôn nhạy cảm với thế giới xung quanh nên dễ tức cảnh sinh tình. Trong sự giao thoa hòa hợp giữa tâm hồn với thiên nhiên cây cỏ đầy cảm xúc như vậy, thì điều mà con người thường nghĩ đến trước tiên đó chính là Tổ tiên nguồn cội, đây cũng chính căn nguyên mà ông bà thường tổ chức lễ tảo mộ hằng năm vào dịp Tiết Thanh Minh.
Thật ra, nguyên bản của Tiết Thanh Minh trước đây, không chỉ bó hẹp ở tinh thần “tảo mộ” mà còn có phần hội hết sức nhộn nhịp, rộn rang. Không khí vui tươi này thể hiện khá rõ về Tiết Thanh Minh, Đại Thi Hào Nguyễn Du đã cảm tác:

“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến oanh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”

Theo tinh thần này thì Tiết Thanh Minh không chỉ gói gọn trong ý niệm tưởng nhớ, thể hiện lòng hiếu thảo với người đã mất mà còn là ngày hội của những thanh niên, thiếu nữ trong làng quy tụ về vui chơi, tìm hiểu lẫn nhau. Theo dòng tiến triển cũa xã hội , người Việt đã dần biến tiết Thanh Minh tập trung là tinh thần “Tảo mộ”.

Người Việt Nam ta từ ngàn xưa đến nay, dù đi đâu về đâu cũng không thể quên được nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình. Cũng như thế, lòng biết ơn đối với tổ tiên luôn được mỗi người gìn giữ và phát huy. Lòng hiếu đạo ấy của con cái đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ không dừng lại ở kiếp sống hiện tiền mà còn gằn kết với những nhười đã khuất. Quan niệm sống này ảnh hưởng từ triết lý về “nghiệp báo”, “luân hồi,  sanh tử” của Phật giáo như thế thể hiện cụ thể qua câu chuyện của Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ.

Người việt nam ta, dù đời sống giàu có hay nghèo khổ, thì trách nhiệm lễ nghĩa với tổ tiên là không ai mà không xem trọng. Trong năm, các lễ giỗ, cúng cơm vào ngày lễ, tết… Đó là người sống lo lễ nghĩa phần ăn uống và ngày Thanh Minh là lo phần mồ mả tâm linh cho người đã khuất. Qua tinh thần hiếu đạo của Tiết Thanh Minh chúng ta có thể nói rằng, hều hết người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng tín ngưỡng của Phật giáo dù họ có đến chùa chiền tham gia các hoạt động Phật sự hay không. Đây là một tập tục có giá trị nhân văn và tính giáo dục hết sức sâu sắc trong đời sống của cộng đồng xã hội. Nó thể hiện tinh thần tiếp nối rất quan trọng. Bởi vì, khi ông bà thể hiện tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn” đối với tổ tiên, thì cha mẹ sẽ hiếu thảo với ông bà; khi cha mẹ hiếu thảo với ông bà thì con cái sẽ hiếu thảo với cha mẹ…và cứ như thế “tre già măng mọc”. Như vậy, có thể nói rộng ra, Thanh Minh không chỉ gói gọn tinh thần chăm lo cho người đã khuất mà thông qua đó còn là thông điệp. là nền tảng giáo dục hết sức ý nghĩa mà các bậc ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cháu của mình.

Tiết Thanh Minh

Các chư tăng đang làm lễ cầu siêu

Như trên đã nói, hầu hết người Việt Nam chúng ta đều chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng Phật giáo. Trong tinh thần tín ngưỡng của Phật giáo, lễ cầu siêu có một ý nghĩa hết sức lớn lao đối với người đã khuất. Vì qua những lời kinh trì tụng của Chư tăng trong lễ cầu siêu sẽ giúp cho người quá vãng hiểu và giác ngộ chân lí. Nhờ biết giác ngộ từ đó thoát khỏi cảnh giới tối tăm đọa đày mà siêu sanh về nơi tịnh độ.

Dân gian quan niệm rằng “Âm siêu thì dương thịnh”, với ý nghĩa người quá cố được siêu thoát thì người sống cũng được an lành. Chính vì thế, ngày nay khi đời sống phát triển và trình độ nhận thức của nhiều người ngày càng được nâng cao hơn, thì trong ngày Thanh Minh, hầu hết những người có người thân quá vãng đều đến mộ để thăm nom, chăm sóc và đến chùa để cầu siêu. Lễ cầu siêu còn nhắc nhở những người sống phải năng tạo nghiệp lành để hồi hướng công đức cho người thân đã khuất, trợ duyên cho họ vượt qua những bể khổ trầm luân bởi những tạo tác nghiệp lực đã gieo trồng từ quá khứ.

Tiết Thanh Minh ở Hoa viên nghĩa trang Bình Dương

Để lễ cầu siêu đạt được ý nghĩa đúng như mong muốn cần phải hội tụ cả ba yếu tố: sự thành tâm ở người thân của người quá cố, oai lực của Chư tăng và kinh văn giáo lý nhiệm màu của Đức Phật. Sự kết hợp này tạo nên một sức mạnh tâm linh có thể truyền tải, chuyển hóa rất mạnh đến thần thức của người quá vãng, giúp họ thoát khỏi cảnh giới khổ đau, tái sinh miền tịnh cảnh.

Với tinh thần này, hằng năm vào Tiết Thanh Minh, Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương đều tổ chức lễ Thanh Minh và cung thỉnh chư Tăng thực hiện nghi thức lễ cầu siêu tại nghĩa trang mình, thật sự là một việc làm đầy ý nghĩa. Những giá trị truyền thống về đạo lý” Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần hiếu đạo không chỉ đối với đời sống hiện hữu mà còn là sự giao thoa tinh thần giữa người sống và người đã khuất tạo nên một nét đẹp văn hóa sẽ mãi mãi được tiếp nối và tôn vinh trong đời sống cộng đồng của người Việt Nam.

TT. Thích Huệ Thông

4

Vui lòng liên hệ trực tiếp Hoa viên nghĩa trang Bình Dương để nhận được tư vấn tận tình nhất

HOA VIÊN NGHĨA TRANG BÌNH DƯƠNG

Địa chỉ: khu phố 1B, phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương

Hotline: 0126.999.0126 – 0869.555.444

Điện thoại: (0274)-3543.444; 3543.555; 3212.228; 3555.444

Email: chamsockhachhang.cph@gmail.com