Tin tức

Linh hồn là gì dưới góc nhìn Khoa học, Triết học và Phật giáo

By 20/08/2020 Tháng mười hai 8th, 2022 No Comments
Linh hồn là gì dưới góc nhìn Khoa học

Linh hồn thông thường là thực thể siêu nhiên như ma, tiên nữ hay thiên sứ. Trong tư tưởng tín ngưỡng và triết học, trong niềm tin của nhân loại là bản chất tự nhận thức bản thân đặc trưng cho một sinh vật nào đó. Theo những tư tưởng này, linh hồn sáp nhập bản chất bên trong của mỗi sinh vật, là cơ sở thật sự cho trí tuệ. Nhiều nền văn hóa, tôn giáo, tâm linh tin rằng, linh hồn là sự thống nhất của ý thức về đặc tính của một cá thể.

Theo: wikipedia.org

Vậy Linh hồn là gì dưới góc nhìn Khoa học, Triết học và Phật giáo sẽ như thế nào?

Linh hồn là gì dưới góc nhìn Khoa học


Khoa học thực nghiệm không đồng tình có linh hồn, mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể nào để minh chứng. Theo khoa học: bộ não là hoạt động của tâm lý. Do vậy, đa số nhà khoa học tuy chưa khẳng định dứt khoát nhưng họ ủng hộ quan điểm: “bộ não là linh hồn”. Mặc dù vậy, họ vẫn chưa có chứng minh được bộ não là linh hồn. Câu hỏi: linh hồn là gì vẫn còn dành cho nhiều nhà khoa học. Vô số hiện tượng tâm lý xảy ra mà chưa có lời giải thích thỏa đáng.

Linh hồn là gì dưới góc nhìn Khoa học

Linh hồn là gì dưới góc nhìn Khoa học

Linh hồn là gì dưới góc nhìn Triết học


Từ xa xưa, người cổ đại đã có thuyết nói về linh hồn, được gọi là thuyết “Vạn vật linh” nghĩa là vạn vật có linh hồn. Thuyết này coi mọi thứ trên trái đất từ con người đến con thú và ngay cả cỏ cây đất đá cũng đều có linh hồn.

Vấn đề về linh hồn cũng đã được đề cập đến ngay trong lịch sử tư tưởng triết học của loài người, kể từ thế kỷ thứ VII trước Tây lịch với nhiều quan niệm và nhận thức khác nhau.

Những triết gia đã đưa ra được một lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về linh hồn. Linh hồn có thể hiện hữu một cách độc lập đối với thể xác và nó chỉ ở trong một trạng thái thuần khiết cho tới khi nào nó được giải thoát ra khỏi ngục tù cơ thể.

Linh hồn là gì dưới góc nhìn Triết học

Linh hồn là gì dưới góc nhìn Triết học

Linh hồn là gì dưới góc nhìn Phật giáo


Theo như giải thích của Phật giáo, đặc biệt là môn học Vi diệu pháp thì không có một linh hồn nào trong con người. Con người gồm 2 phần Sắc Uẩn (các bộ phận cơ thể) và Danh Uẩn (các trạng thái tâm lý). Vi diệu pháp quan niệm đời sống con người là tiến trình phối hợp giữa các trạng thái vật lý (của Sắc Uẩn) và trạng thái tâm lý (của Danh Uẩn) biến đổi theo nhân duyên (tùy thuộc điều kiện). Danh Uẩn gồm Thọ Uẩn (các trạng thái cảm giác), Tưởng Uẩn (các trạng thái tưởng tượng), Hành Uẩn (các trạng thái tâm hoạt động), Thức Uẩn (ý thức chủ) cùng sinh, cùng diệt tùy theo điều kiện phát sinh trong cuộc sống. Đa số những lầm tưởng về một cái linh hồn, cái ngã mà con người tưởng tượng ra là do Tưởng Uẩn hoạt động. Có 2 vấn đề chi phối đời sống tâm lý con người là Nghiệp và “Sự tùy thuộc phát sanh của Thức”

>>> XEM THÊM <<< 

Linh hồn là gì dưới góc nhìn Phật giáo

Linh hồn là gì dưới góc nhìn Phật giáo

Theo như Vi diệu pháp, Thức không tồn tại thường hằng mà biến đổi, sinh và diệt rất nhanh. Trong một sát na (nhỏ hơn một giây rất nhiều lần) thì Thức sinh và diệt tiếp nối nhau. Ví dụ: sở dĩ chúng ta thấy được hình ảnh là do Nhãn thức (thức thấy) sinh và diệt liên tục tiếp nối nhau tạo ra “sự thấy”. Nhãn thức 1 sinh rồi diệt, nhãn thức 2 sinh rồi diệt, nhãn thức thứ n sinh và diệt tạo nên cái thấy. Chúng ta tưởng rằng “cái thấy” do thức là trường tồn, chứ thật ra chúng sinh và diệt nối tiếp nhau.

Điều đó cũng tương tự cho: nhĩ thức (thức nghe), tỉ thức (thức ngửi mùi), thiệt thức (thức của vị), thân thức (thức của thân). Riêng Ý thức sanh lên cùng lúc với nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Tức là không có một cái ngã nào hay linh hồn nào mà trường cửu dù trong một giây đồng hồ. Vi diệu pháp tuyên bố rằng Danh Uẩn sinh diệt còn lẹ hơn là Sắc Uẩn gấp 17 lần.

Điều này, chúng ta thấy rất gần với sự biến đổi (sinh diệt) của các hạt sơ cấp trong vật lý là không thể nắm bắt được vị trí của hạt đó. Lúc sắp chết, Thức Cuối Cùng (Tâm Tử) sinh lên và diệt, Thức Tái Sinh cho một kiếp sống mới được tạo ra do Nghiệp quy định. Do vậy, theo như Vi Diệu Pháp của Phật giáo nguyên thủy thì không có một linh hồn nào mà cái “linh hồn” chẳng qua là sự hoạt động của Danh Uẩn dưới tác động của Nghiệp và Do duyên sinh (do cuộc sống chi phối). Một số trường phái Phật giáo khác như Mật Tông quan niệm có Thân Trung Ấm để cho linh hồn trú ngụ trước khi nhập thai. Tuy nhiên, quan niệm ấy chưa được ai kiểm chứng và sự giải thích về linh hồn không phù hợp với khoa học.

——————————————————

Liên hệ trực tiếp với Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương để được tư vấn nhận báo giá chính thức:

Linh hồn là gì dưới góc nhìn Khoa học, Triết học và Phật giáo Tư vấn & báo giá: 0869.555.444

Linh hồn là gì dưới góc nhìn Khoa học, Triết học và Phật giáoChăm sóc khách hàng: 0918.555.444

Hoặc để lại lời nhắn, Hoa Viên sẽ liên hệ ngay với quý khách: Cphaco