Tiểu sử của Giáo sư Lý Chánh Trung (1928 – 13/03/2016)
Giáo sư Lý Chánh Trung sinh năm 1928 tại Trà Vinh. Ông theo đạo Công giáo vào khoảng năm 1949. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, như nhiều thanh niên thời ấy, ông tham gia phong trào Thanh niên Tiền phong, Thanh niên Cứu quốc và gia nhập trung đội du kích Phạm Hồng Thái.
Năm 1950, ông sang Bỉ học tại Đại học Louvain, một đại học Công giáo cách thủ đô Brussells khoảng 30 cây số.
Lý Chánh Trung học rất thông minh, tuy nhiên vào năm 1956 khi mới lấy xong Cử nhân tâm lý học và Cử nhân chính trị học; chưa đậu Tiến sĩ, ông quay về nước. Cho dù có trình độ kiến thức cao và vững vàng, tính tình hòa nhã, nhưng bước đường sự nghiệp của Lý Chánh Trung khá lận đận. Ông có người anh là Lý Chánh Đức, làm Giám đốc Nha Học Liệu tại Bộ Quốc gia Giáo dục, đã xin cho ông vào làm Công Cán Ủy viên của Bộ này. Về sau, ông được bổ làm Giám đốc Nha Trung Học Công Lập rồi Đổng lý văn phòng Bộ Quốc gia Giáo dục.
Từ năm 1955, trở về Sài Gòn, GS Lý Chánh Trung dạy triết học ở các trường trung học và Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đà Lạt. Ông còn viết báo, viết sách, công khai bày tỏ tinh thần yêu nước và tham gia các phong trào đấu tranh tại đô thị miền Nam. Những tác phẩm nổi tiếng của ông có ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp trí thức như: Cách mạng và đạo đức (1966), Tìm về dân tộc (1967), Ba năm xáo trộn (1967), Tìm hiểu nước Mỹ (1969),… Về quan điểm phản biện, ông nói rõ: “Bởi từ muôn đời, bổn phận của người trí thức là nói lên sự thật hoặc những điều mình tin là sự thật” (Thay lời tựa Bọt biển và sóng ngầm – in năm 1971)
Với kiến thức sâu rộng, lý luận sắc bén và luôn giữ được sự điềm tĩnh, khách quan – những bài viết của GS Lý Chánh Trung thường gợi cho bạn đọc nhiều suy ngẫm. Lật lại các tờ báo trước 1975 như: Tin Sáng, Đuốc nhà Nam, Đối diện, Đất nước,… hầu như số nào ông cũng trình bày, bình luận một vấn đề về thời cuộc. Ông công khai ca ngợi những người đã sống và chết cho Tổ quốc như: Trần Văn Ơn, Nhất Chi Mai, Quách Thị Trang, ủng hộ phong trào đấu tranh của sinh viên – học sinh… và tất nhiên, ông cũng không né tránh phê phán thực trạng xã hội thời bấy giờ.
Sau năm 1975, ông là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Quốc hội ba khóa VI, VII, VIII.
Sau khi nghỉ hưu ông về sinh sống tại nhà riêng ở số 17, đường Công Lý, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Nhà triết học lão thành, một nhân sĩ trí thức Công giáo yêu nước trong thời kỳ chiến tranh ác liệt ở miền Nam Việt Nam, Giáo sư Lý Chánh Trung do tuổi già sức yếu, ông trở bệnh nên đã qua đời ở tuổi 89. Ông cùng gia đình đã chọn Hoa Viên nghĩa trang Bình Dương làm nơi an nghỉ cuối cùng với nhiều bạn bè của mình như: Nhà văn Sơn Nam, nhà thơ Kiên Giang, đạo diễn Lê Dân,…
(Tài liệu được trích từ các báo: tuoitre online, báo Điện tín và một số nguồn báo khác)
Quý khách có nhu cầu sử dịch vụ bán đất nghĩa trang, tư vấn thiết kế mẫu lăng mộ đẹp, báo giá dịch vụ tang lễ trọn gói, hoặc tham quan nghĩa trang đẹp nhất Việt Nam – Nghĩa trang Bình Dương.
——————————————————
Liên hệ trực tiếp với Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương để được tư vấn nhận báo giá chính thức:
Tư vấn & báo giá: 0869.555.444
Chăm sóc khách hàng: 0918.555.444
Hoặc để lại lời nhắn, Hoa Viên sẽ liên hệ ngay với quý khách: https://cphaco.vn/lien-he/
————————————————————