Cải táng là gì? Tại sao phải cải táng? Cải táng mộ phần như thế nào mới tốt ? Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm khi nhắc đến việc an táng người thân đã qua đời. Cải táng được biết đến như một tập tục văn hoá lâu đời nhằm thể hiện sự thành kín của người sống đối với tổ tiên, ông bà với hy vọng người đã khuất có được cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia. Vào khoảng thời gian kết thúc năm cũ, người dân thường đi cải táng phần mộ, quy tập lăng mộ của cha ông từ các nơi khác nhau về một nơi mới. Do vậy, việc lựa chọn những mẫu lăng mộ đơn giản, phức tạp để phù hợp khi sửa sang phần mộ hay xây mộ cải táng là rất quan trọng.
1, Cải táng là gì?
Cải táng còn được biết đến với tên gọi khác là bốc mộ. Đây là một trong những phong tục tập quán lâu đời của người Việt ta nhằm thể hiện đạo hiếu của con cháu với ông bà tổ tiên. Hiểu đơn giản thì cải táng là cải phần mộ cũ của người đã khuất chuyển đến một chỗ mới tốt hơn, đẹp hơn.
2. Tại sao phải cải táng, bốc mộ?
Theo dân gian tương truyền thì có nhiều lý do khiến con cháu phải cải táng mồ mả tổ tiên. Có thể là do lúc chôn cất vì quá bối rối hoặc không đủ tiền lo liệu nên khi chôn cất đã không được kĩ lưỡng, một phân do lăng mộ có những hiện tượng sụt lỡ, cây cối trên mồ khô héo, gia quyến thường xuyên gặp chuyện chẳng lành.
- Lựa chọn dịch vụ mai táng trọn gói uy tín thưc hiện trọn bộ công việc cho tang quyến
Đối với một số gia đình đơn giản là cải táng để cầu mong phước lộc, công danh cho con cháu về sau,… hoặc muốn xây dựng một mẫu lăng mộ đá đẹp hơn.
Nhìn chung, việc cải táng phần mộ của mỗi gia đình đều có mục đích làm tròn đạo nghĩa làm con cháu đối với cha mẹ, ông bà đã khuất. Đồng thời, công việc này còn giúp người sống an tâm hơn khi người đã khuất có một nơi ở mới tốt hơn, đẹp đẽ hơn.
Bằng việc bốc mộ của người đã khuất sang một nơi có địa thế tốt hơn, xây dựng hoặc sửa sang theo những mẫu lăng mộ đơn giản, phức tạp tuỳ theo gia quyến sao cho khang trang, thoáng mát hơn.
3. Thời gian thích hợp để cải táng mộ phần là khi nào?
Sau khi người thân mất được một khoảng thời gian (khoảng 3 năm) lúc mãn tang thì con cháu sẽ tiến hành cải táng mộ phần cho gia tiên. Do vậy thời điểm sau 3 năm kể từ khi người chết mất sẽ là thời điểm thiết hợp nhất cho gia đình tiến hành cải táng mộ phần.
Tuy nhiên cũng có nhiều nơi, người ta đặt mốc thời gian cải mộ 4 năm, 5 năm thậm chí 7 đến 10 năm là chuyện bình thường. Có thể nhiều gia đình muốn chờ con cháu về đông đủ thì cải táng. Cũng có nhiều gia đình sợ rằng xác người đã mất chưa kịp phân huỷ hết nên cứ để thời gian lâu thêm một chút.
Khi bốc mộ cải táng nên chọn khung giờ cải táng lúc sáng sớm hoặc vào đêm tối. Bởi nếu bốc mộ vào lúc có ánh mặt trời chiếu vào sẽ làm cho hài cốt nhanh bị hỏng. Khi bốc mộ cũng cần lưu ý đến giờ cải táng phải hợp với tuổi người đã mất, hợp tuổi người bốc.
>>Xem thêm<<<
- Cách xem ngày tốt an táng cho người chết
4. Phong tục cải táng ở Việt Nam tiến hành theo mấy bước
Sau khi chuẩn bị xong xuôi những vật dụng cần thiết, cũng như chọn được ngày giờ tốt thì người ta tiến hành cải táng theo 4 bước sau:
Bước 1: Cúng gia tiên, tiền tổ ở nhà
Việc này nhằm mục đích báo cáo với các cụ về việc cải táng bốc mộ sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian được ấn định, mong các cụ minh giám, cho phép, bảo vệ và chỉ bảo con cháu lúc cải táng được diễn ra thuận lợi.
Bước 2: Lựa chọn tiểu quách phù hợp
Tiểu quách được lựa chọn phải phù hợp về kích thước, màu sắc, chất liệu.
Bước 3: Mở nắp quan
Sau khi mở nắp quan hãy xối ngay một ít rượu mạnh vào nhằm tẩy rửa những âm khí còn vương lại. Đối với những phần thịt chưa phân huỷ hết, hãy tách cẩn thận và đem đến nhà hoả táng để xử lý.
Sau đó vệ sinh sạch sẽ phần cốt còn lại và xếp gọn gàng vào Tiểu và quách đã được chuẩn bị từ trước.
Tiếp đó, con cháu sẽ xếp đá thạch anh, áo bộc cốt, tiền xu,…những đồ vật tâm linh lên bên trên bề mặt tro cốt và đóng nắp quan tài lại.
Bước 4: Đặt huyệt mộ xuống và lấp đất
Sau khi đã đóng nắp Tiểu quách lại, chúng ta tiến hành cố định chắc chắn các vị trí của quách bằng các thanh gỗ đã chuẩn bị từ trước rồi chờ đến giờ Hoàng đạo để đem huyệt mộ đi chôn.
Cuối cùng là tiến hành làm lễ tạ mộ và hàn long mạch mộ mới cho người thân đã mất.
>>Xem thêm<<<
5. Văn khấn cải táng bốc mộ
Khi sang cát cho người mất, việc cúng bốc mộ và làm lễ tạ mộ là không thể thiếu. Cần phải thờ cúng và đọc văn khấn để thần linh, gia tiên phù hộ độ trì cho mọi chuyện được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Dưới đây là bài văn khấn cải táng mộ phần chi tiết nhất:
“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương.
– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.
Hôm nay là ngày….tháng…..năm…, tại tỉnh…..huyện…..xã …..thôn…..
Hiển khảo (hoặc tỷ)………………………………………mộ tiền.
Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ) xưa, vắng xa trần thế.
Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.
Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để.
Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.
Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.
Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kinh tế.
Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.
Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)”
6. Lưu ý khi cải táng để mọi chuyện thuận lợi
Theo truyền thống từ trước đến nay, người mất sau 3 năm thì cải táng, cũng là lúc mãn tang. Nhưng do sự thay đổi của khí hậu, môi trường xung quanh, hiện tượng thi thể chưa phân huỷ hết sau 3 năm khá phổ biến nên thường thì gia quyến sẽ cải táng sau 4 đến 7 năm chôn cất.
Tại năm, ngày, giờ tiến hành cải táng, chúng ta cần phải tính toán kỹ lưỡng sao cho phù hợp với tuổi của người mất, tuổi của trưởng nam trong nhà để tránh năm xung sát. Thời gian thích hợp để tiến hành cải táng là vào cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Khi chọn ngày giờ cần chú ý chọn vào ban đêm hay sáng sớm, vào thời điểm không có ánh sáng mặt trời để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào hài cốt làm thối rữa, hỏng hài cốt.
Sau đó, chúng ta cần quan sát, lựa chọn vị trí đất phong thủy tốt để có thể đặt phần mộ vĩnh cữu được. Bên cạnh đó, cần phải làm lễ cúng tại Gia tiên để trình báo lên tổ tiên và làm lễ trình Quan thần sở tại tại nghĩa trang chuẩn bị dời đến.
Công việc xây mộ cải táng chính là bước cuối cùng trong công đoạn này. Phần lớn người Việt thường chọn mẫu xây mộ đẹp, đơn giản có chất liệu bền bỉ, trang trọng mà lại gần gũi với mong muốn đem đến cho người đã khuất một cuộc sống an lạc, thanh tịnh và bền lâu.
Hiếu thảo là một truyền thông quý báu bao đời của người Việt ta. Vì vậy, việc cải táng để tổ tiên có được nơi an lạc tốt đẹp hơn luôn là một nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có những kiến thức cơ bản về cải táng và xây dựng mộ cải táng để tránh mang lại điều xấu cho người sống và cả người đã khuất.
Qua bài viết trên chúng tôi đã phần nào lý giải giúp quý khách về cải táng là gì, khi cải táng cần lưu ý những gì. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ thực sự hữu ích với những ai đang có mong muốn cải táng cho người nhà. Nếu quý khách có quan tâm đến dịch vụ cải táng vui lòng liên hệ trực tiếp với hoa viên nghĩa trang Bình Dương để nhận được sự tư vấn tận tình nhất.