Tin tức

Cầu siêu là gì? Luận Giải chi tiết về việc làm lễ cầu siêu cho vong

By 07/10/2022 Tháng mười một 4th, 2022 No Comments
Lễ cầu siêu bắt nguồn từ đâu

Theo quan điểm của Đạo Phật con người sau khi chết đi vong linh cần được siêu thoát để không phải chịu cảnh lầm than, khổ cực cũng là cách để con cháu tưởng nhớ đến người đã khuất. Vậy lễ cầu siêu là gì? Ý nghĩa của lễ cầu siêu với người mới mất? Cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Lễ cầu siêu là gì?

Lễ cầu siêu vào rằm tháng 7

Sư thầy đang làm lễ cầu siêu rằm tháng 7

“Cầu” nghĩa là mong cầu, “siêu” có nghĩa là siêu thoát. Cầu siêu hiểu đơn giản là việc cầu nguyện cho người đã chết với mong muốn linh hồn được siêu thoát trở về với cõi cực lạc của đức Phật.

Đây là một nghi lễ để người còn sống tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến người đã khuất và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với vong linh. Chính vì vậy ngày nay khi gia đình có người qua đời, người còn sống sẽ thực hiện lễ cầu siêu càng sớm càng tốt.

Cầu siêu trong Phật giáo dịch theo nghĩa đen là “sự kiện dharma”) là một lễ cúng tế để tưởng nhớ một người đã khuất và cầu nguyện chân thành cho sự yên nghỉ hay siêu thoát của linh hồn người đó”. (Theo Wikipedia)

Xem thêm

2. Lễ cầu siêu bắt nguồn từ đâu?

Lễ cầu siêu bắt nguồn từ đâu

Lễ cầu siêu bắt nguồn từ đâu

Nghi lễ này hình thành đằng sau câu chuyện đầy cảm động của Đức Mục Kiền Liên. Ông là 1 trong 10 đệ tử thần thông của đức phật Thích Ca. Sau khi tu luyện thành công ông đã sử dụng nhãn thần để tìm mẹ là bà Thanh Đề đã qua đời. Biết được mẹ bị đày thành ngạ quỷ sống khổ cực, đói khát.

Quá đau lòng trước hình ảnh đó, ông dâng cho mẹ thức ăn nhưng toàn bộ thức ăn lại biến thành lửa đỏ. Không còn cách nào ông cầu xin đức Phật tìm cách cứu giúp. Sau đó với tâm thanh tịnh, lòng hiếu thảo cùng các chư tăng chú nguyện vào vật cúng dường cuối cùng đã cứu được mẹ khỏi kiếp đọa đày.

Lễ cầu phải xuất phát từ lòng hiếu thảo, kính trọng của con cái cùng các bậc chư tăng đắc đạo sẽ giúp cho linh hồn người chết được siêu thoát, yên nghỉ không phải chịu đày ải do nghiệp luân hồi.

3. Vì sao phải thực hiện lễ cầu siêu?

Theo quan điểm của Phật giáo con người chết đi không phải là hết mà là sự luân hồi chuyển kiếp ở các cõi khác nhau từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, atula và trời. Linh hồn của người chết có thể bị đày ải vào những cõi ngạ quỷ, súc sinh sẽ vô cùng đau khổ, không được siêu thoát.

Phật giáo cho rằng việc bị đày ải sau khi chết là do nghiệp tạo ra khi còn sống, nếu làm điều ác thì phải xuống địa ngục chịu tội, hay những người chết oan thường rơi vào ngạ quỷ. Chính vì vậy lễ cầu siêu có ý nghĩa vô cùng quan trọng với vong linh để giúp các linh hồn nhanh chóng vượt qua cửa ải, cảnh đọa đầy nếu không may bị rơi vào cõi thấp.

Ngày nay sau khi chết người thân còn sống thường sẽ tổ chức các nghi lễ giúp người quá cố siêu thoát, ra đi thanh thản, không vướng bận bụi trần. Bên cạnh đó hiện nay có rất nhiều nghĩa trang thực hiện lễ cầu siêu vào các ngày như tiết Thanh Minh, rằm tháng bảy âm lịch,… bởi các sư tăng người thân có thể liên hệ để cầu siêu cho người đã chết.

Xem thêm

4. Lễ cầu siêu có ý nghĩa như thế nào với người chết?

Hoa viên Bình Dương tôt chức cầu siêu cho các Vong linh

                                                      Hoa viên Bình Dương tôt chức cầu siêu cho các Vong linh

Có thể nhận thấy rằng lễ cầu siêu là do người còn sống thực hiện nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với người đã khuất. Chính vì việc làm lễ cầu siêu là thể hiện được lòng hiếu thảo, sự tôn kính đối với người thân đã chết.

Việc tu thân, tích đức, làm ơn, làm phước cũng là một cách để giúp vong linh người thân sớm được siêu thoát về cõi cực lạc. Đây cũng chính là nét đẹp văn hóa, trong đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt ta từ xưa đến nay.

Đối với người chết linh hồn không phải sống trong cảnh đọa đày, chịu sự thống khổ ở 3 cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh mà được trở về với cõi phật, về với trời là cõi cao nhất.

Xem thêm

5. Đại lễ cầu siêu tại Hoa viên Bình Dương được tổ chức như thế nào?

Toàn cảnh lễ cầu siêu tại Hoa viên Bình Dương Cphaco

Hiện nay có rất nhiều hoa viên nghĩa trang thực hiện lễ cầu siêu cho người chết vào những ngày tết Thanh Minh, rằm tháng Bảy,….trong đó có hoa viên Bình Dương. Không chỉ được biết đến là hoa viên nghĩa trang hiện đại, sang trọng lên tới 200 ha. Lễ cầu siêu tại hoa viên Bình Dương được tổ chức long trọng, hoành tráng, quy mô lớn.

Ngoài ra người thân chỉ cần đăng ký với ban quản lý hoa viên nghĩa trang, một lòng thành tâm hướng Phật. Ngày nay nhiều người lựa chọn Hoa viên Bình Dương để làm dịch vụ mai táng, chôn cất và cầu siêu bởi đây thực sự là một nơi phù hợp để người thân được yên nghỉ.

Nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về lễ cầu siêu là gì cũng như ý nghĩa của lễ cầu siêu đối với đã khuất. Người xưa vẫn có câu “nghĩa tử là nghĩa tận” chính vì người thân còn sống sớm làm nghi lễ cầu siêu để linh hồn người chết được thanh thản, sớm siêu thoát về miền cực lạc. 

Địa điểm đưa đón khách đến tham dự lễ cầu siêu tại Hoa viên

+ Tại Tp.HCM: Cổng chính Thảo cầm viên Sài Gòn, số 02 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM.

+ Tại Bình Dương: 07 Ngô Văn Trị, P. Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHÁNH PHÚ HOÀ

HOA VIÊN NGHĨA TRANG BÌNH DƯƠNG

Hotline: 0869.555.444