Phong thủy

Các nghi thức cúng giỗ tại Việt Nam

By 18/07/2019 Tháng mười hai 8th, 2022 No Comments
Các nghi thức cúng giỗ tại Việt Nam

Đám giỗ của người Việt không chỉ là một ngày mà con cháu thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo đối với tổ tiên ông bà cha mẹ. Mà còn thể hiện nét đẹp văn hóa với truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt mình. Vậy sau khi thực hiện mai táng thì có những nghi thức cúng giỗ nào? – Cùng CPHACO tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1, Cúng giỗ vào ngày nào là đúng ?

Ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật, là ngày hàng năm người sống làm đám giỗ mời gia tiên cùng với người thân đã khuất trở về nhà. Đồng thời cũng là dịp để con cháu tụ họp bày tỏ sự thương nhớ, hiếu kính đến cha mẹ ông bà và cầu mong sự phù hộ che chở đến toàn thể con cháu dòng họ mình.

Cúng giỗ là nghi thức không thể thiếu trong mỗi gia đình

Cúng giỗ là nghi thức không thể thiếu trong mỗi gia đình

Có nhiều ngày cúng giỗ dành cho người khuất như: cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, ngày giỗ đầu, giỗ cuối hay giỗ thường. Liệu có thể cúng giỗ trước 2 ngày có được không hay phải đúng ngày?

Nên cúng giỗ lúc mấy giờ và nên làm món gì là câu hỏi nhiều người băn khoăn. Nếu như ngày giỗ thường có thể tổ chức cúng giỗ trước 1 ngày, hoặc 2 ngày thì những đám giỗ còn lại buộc phải tuân thủ những nghi thức cúng giỗ theo thọ mai gia lễ hoặc cúng giỗ đầu theo phật giáo với những bài văn khấn ngày giỗ kiểu mẫu. Vào các dịp cúng giỗ này bàn thờ cúng giỗ cần phải tươm tất, đầy đủ lễ nghi để thể hiện lòng thành kính với ông cha.

2, Nghi thức cúng giỗ sau 49 ngày mất

Theo quan niệm của phật giáo, sau khi chết linh hồn đi xuống địa ngục sẽ trải qua 7 quan môn địa ngục, mỗi cửa sẽ được xét hỏi trong 7 ngày bởi Diêm vương, vì thế sau 7×7 là 49 ngày, linh hồn mới được siêu thoát. Cúng giỗ trước hay sau ngày mất giúp người đã khuất được nhận hương quả để trải qua những kiếp nạn cõi âm.

Trong thời gian 49 ngày này, người nhà của người đã khuất phải cúng kiếng hoa quả, tìm hiểu cách bày mâm cúng giỗ đúng lễ nghi, dọn mâm cơm cúng hàng ngày mời người chết về nhà. Đây là một nghi thức vô cùng quan trọng đối với tang gia, giúp người thân đã khuất của mình được thanh thản, thoát tục. Về phần con cháu, họ thường tụng đọc kinh Phật hoặc bài văn khấn cúng ông bà tổ tiên bằng âm hán vào ngày giỗ 49 ngày này.

Mâm cúng 49 ngày

Mâm cúng 49 ngày

Ngoài những nghi lễ cúng giỗ trên ban thờ gia tiên, thông thường người nhà hay làm những mâm cơm đãi khách rất to. Một mặt để thể hiện lòng thành với người chết, mặt khác để cảm ơn anh em, bạn hữu, hàng xóm đã đến tiễn đưa thân nhân của họ trong tang lễ trước đó. Đây là một cách đáp lễ vô cùng ý nghĩa và tế nhị, thường thấy ở người Việt.

3, Nghi thức cúng giỗ – Đám giỗ 100 ngày

Theo thông lệ người ta cúng 49 ngày để giúp người mất thanh thản siêu thoát sau khi trải qua quãng thời gian xét xử nơi cửa ngục, thì đến 100 ngày, việc cúng giỗ sẽ giúp phúc phần của người đã khuất thêm sâu dày hơn.

Chuẩn bị văn khấn cho đám giỗ là điều cần thiết

Chuẩn bị văn khấn cho đám giỗ là điều cần thiết

Không tổ chức linh đình như các ngày giỗ khác, ngày giỗ 100 ngày thường tổ chức trong phạm vi gia đình. Mâm cỗ cúng bày gia tiên vẫn được sửa soạn chu đáo, các bài văn khấn, kinh chú tụng dành cho người mất được con cháu cầu đọc. Thậm chú gia chủ có thể mời các nhà sư về để cúng dường tăng trai cho người mất. Dù không khí bi thương đã bớt đi phần nào nhưng tình cảm và lòng thành dành cho người đã khuất không hề mất đi.

4, Nghi thức cúng giỗ – Ngày giỗ đầu 

Nhiều người chưa biết liệu cúng giỗ đầu vào ngày nào là chính xác? Cúng giỗ đầu là gì và cúng giỗ như thế nào? Câu trả lời là: ngày đầu tiên sau một năm mất. Trong quãng thời gian này, không khí tang thương vẫn còn trong gia đình. Con cháu vẫn mặc áo tang hoặc đeo khăn tang trong ngày giỗ đầu (1 năm), thậm chí vì quá thương nhớ người thân mà con cháu vẫn khóc thương buồn bã.

Trong ngày cúng giỗ 1 năm đầu này, người nhà thường làm đám giỗ rất trang nghiêm và đủ lễ. Khách mời đến cũng phải ăn mặc kín đáo lịch sự,mang theo lễ vật cúng giỗ, bày tỏ sự kính lễ đối với người đã khuất.

>>>Xem thêm<<<

5, Nghi thức cúng ngày giỗ hết tang (lễ Đại Tường)

Tròn 2 năm sau ngày mất là lễ cúng giỗ hết, là ngày đánh dấu sự kết thúc của tang kỳ. Một thời gian dài trước đây, sau ngày giỗ hết, người nhà phải để tang thêm 3 tháng nữa mới là chính thức hết tang. Khi đó thân nhân của họ được bỏ ban thờ vong để chuyển bài vị lên ban thờ chung với gia tiên ông bà.

Cúng giỗ hết là dấu hiệu của kết thúc tang kỳ

Cúng giỗ hết là dấu hiệu của kết thúc tang kỳ

Tuy nhiên ngày nay nhiều gia đình sau đúng 2 năm đã chức thức chuyển bát hương người mất lên ban thời, chấm dứt để tang. Sau ngày lễ đại tường này, gia đình người đã khuất có thể trở lại sinh hoạt, tham gia hội hè, giao lưu văn hóa như bình thường. Gia chủ cũng có thể bày trí đồ đạc lại cho hợp phong thủy mà không sợ bất kính với người mất như lúc còn tang kỳ.

6, Nghi thức cũng ngày giỗ thường

Sau khi chấm dứt tang kỳ, đến ngày giỗ năm sau của người mất gọi là ngày giỗ thường. Cách làm đám giỗ hay thủ tục sắm lễ cúng, văn khấn nôm ngày giỗ thường cho ông bà, cha mẹ cũng khác hơn so với những năm trước.

Vào ngày giỗ thường (Cát Kỵ), gia chủ sắm sửa chuẩn bị đồ lễ cúng giỗ bày ban thờ, lên thực đơn nấu nướng những món mặn đãi khách, chuẩn bị những bài văn khấn gia tiên ngày giỗ, bài văn khấn ngày cúng giỗ bố mẹ, cúng giỗ cụ là những việc cần phải làm.

3 năm sau khi người thân mất, sự đau đớn tiếc thương cũng đã vơi đi phần nào, vì vậy ngày giỗ không chỉ là nghi lễ dành cho người mất mà còn là dịp để con cháu họ hàng tề tựu đông đủ với nhau. Chính những dịp như vậy đã giúp cho sợi dây tình thân được đan kết bền chặt hơn.

Mâm cơm cúng giỗ tiêu biểu ở miền Bắc

Mâm cơm cúng giỗ tiêu biểu ở miền Bắc

Đôi khi người ta cũng tự hỏi liệu làm cúng giỗ trước 1, 2 ngày có được không? Hay cúng giỗ vào giờ nào thì tốt nhất? Với ý nghĩa của ngày giỗ cộng với nếp văn hóa hiện đại, việc làm đám giỗ đúng ngày cũng không quá cứng nhắc nữa. Nhiều gia đình làm ngày giỗ sớm cho trùng với ngày nghỉ để con cháu có cơ hội được tham dự đông đủ hơn cũng không có gì sai. Vì vậy làm giỗ sớm trong nhiều nhà là điều dễ chấp nhận.

7, Nghi thức cúng giỗ Giỗ họ

Trong các dòng họ lớn, thường có ngày giỗ họ. Ngày giỗ này thường được tổ chức hàng năm với sự tham gia của tất cả các con cháu trong dòng tộc. Việc giỗ họ thường được trưởng họ đứng lên đảm nhiệm và các thành viên trong họ có trách nhiệm đóng góp. Có họ chỉ tính suất đóng góp theo đinh, tức là nhà có con trai mới phải đóng, nhưng cũng có họ yêu cầu góp giỗ bình đẳng.

Ngày nay để duy trì những dòng họ lớn còn sinh hoạt với nhau là điều hiếm thấy, vì vậy, việc giỗ họ không chỉ nằm trong phạm vi của họ mà còn còn là một nét văn hóa đặc sắc cần được duy trì và kế tục. Mong rằng bài viết trên cung cấp được cho các bạn những góc nhìn về các nghi thức đúng chuẩn nhất. Cảm ơn độc giả đã theo dõi Cphaco!