Bất cứ ai trong cuộc đời này, đến cuối cùng rồi cũng sẽ trở về với cát bụi. Dù muốn hay không cũng không tránh khỏi quy luật của trời là sinh, lão, bệnh, tử. Trong phong tục của người Việt, sau khi người thân qua đời, gia đình sẽ làm cúng cơm cho người đã khuất. Vậy tục làm cơm cúng đám tang có ý nghĩa gì? Cúng cơm đám tang như thế nào mới chuẩn? Trong nội dung bài viết dưới đây, Hữu Đạt sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin chi tiết để bạn hiểu rõ hơn về tục làm cúng cơm của dân gian.
1. Tục cúng cơm đám tang có ý nghĩa gì?
Theo quan niệm của người xưa, người mới mất thì linh hồn vẫn còn ở trong nhà và chờ qua các cửa âm phủ. Do đó, người thân cần phải làm cơm cúng để cho người đã mất được yên lòng về với thế giới bên kia mà không còn điều gì luyến tiếc.
Bên cạnh đó, tục cúng cơm người mất còn mang một ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng khác. Thông thường, tục cúng cơm đám tang sẽ được diễn ra sau khi người thân qua đời đã được an táng cẩn thận. Cơm cúng phải đầy đủ sắc vị và quan trọng là phải có một bát cơm úp đầy với ý nghĩa là thể hiện niềm thương tiếc và nhung nhớ đối với người đã mất.
Đây cũng là lúc mà người sống nói những điều chưa kịp nói và mong muốn người đã khuất sẽ hiểu được tâm tư, nguyện vọng của mình. Đây chính là một nét đẹp tâm linh được lưu truyền từ ngàn đời nay của người Việt.
>>>Xem thêm<<<
- Đi đám tang nên mặc đồ gì?
- Các ngày lễ dành cho người đã khuất có ý nghĩa như thế nào?
2. Mâm cơm cúng đám tang BẮT BUỘC cần có những gì?
Tùy vào phong tục của từng vùng miền, mâm cúng cơm đám tang cũng sẽ có sự bày biện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết ở mọi địa phương thì lễ cúng cơm cho người đã khuất sẽ gồm có 3 bát cơm trắng được đặt ngang nhau, cùng với đó là đồ ăn, hương hoa, trà và trái cây.
Trong 3 bát cơm trắng sẽ có một bát ở giữa đầy để cúng cho vong linh của người mới mất. Hai bát còn lại ở hai bên thì sẽ vơi hơn, chỉ được đơm lưng bát và đặt một chiếc đũa để dành cho cô hồn với mong muốn cô hồn xung quanh sẽ không tranh cơm của người mới mất.
Mâm cúng cơm đám tang sẽ bao gồm như sau:
- Cơm trắng
- Nước
- Muối sạch
- Trái cây
Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm một số món ăn tùy theo từng vùng miền. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tránh không được dùng thức ăn cũ hoặc ôi thiu để cúng cơm cho người đã mất. Đây là điều đại kỵ mà các gia đình không nên phạm phải khi làm cúng cơm cho người đã khuất.
Ngoài ra, lễ cúng cơm cho người mới qua đời cần được đặt trên một bàn nhỏ và thấp hơn bàn thờ khoảng 50 cm. Tuyệt đối không được đặt cơm cúng lên bàn thờ hoặc để dưới đất. Mặt khác, những vật phẩm trên bàn thờ cũng cần phải được đặt đúng vị trí để tránh phạm đến bề trên hoặc người đã mất.
Ở một số nơi còn dùng xôi để làm cơm cúng cho người mới mất. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng các loại xôi như: xôi trắng, xôi đỗ xanh hoặc bánh chưng. Không được phép dùng xôi đỗ đen hoặc xôi gấc để cúng cơm đám tang.
>>>Hãy để DỊCH VỤ TANG LỄ TRỌN GÓI tại Cphaco giúp bạn chuẩn bị đầy đủ nghi thức cúng cơm tang lễ
3. Cúng cơm đám tang cần thực hiện theo nghi thức nào?
Để cho những người đã khuất có thể vào nhà ăn cơm thuận lợi, khi cúng cơm chúng ta cần phải đọc văn khấn cúng cơm. Với mỗi tôn giáo khác nhau lại có những bài khấn khác nhau:
- Ở Phật Giáo: có bài khấn riêng được đọc bởi vị hiền sư
XƯỚNG: Tang Chủ tựu vì … Lễ tam bái … Bình thân giai quỳ.
TÁN: Tây Phương Tịnh Độ bạch Liên khai, Linh giả tùng tư quy khứ lai. Nhất niệm hoa khai thân kiến Phật, vĩnh vô bát nạn cập vô xâm.
XƯỚNG:
I). HƯƠNG HUÊ THỈNH:
* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh …
– Tiền tràng phan hậu bảo cái, Quan Âm Như Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện. Đại Hùng, Đại Lực, Đại Thế Chí Bồ Tát giáng hạ chứng minh. Tiếp triệu phục vì Vong … Nhứt vị Thần (Chánh) Hồn.
– Duy Nguyện: Trăm năm ân ái nay ly biệt, hôm sớm vào ra bặt bóng hồng. Âm dương chia cách đành đôi ngã, nặng nợ tào khang một tấm lòng.
– Tang Chủ kiền thành, tửu châm sơ tuần … Lễ nhị bái … Bình thân giai quỳ.
II). HƯƠNG HUÊ THỈNH:
* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh …
– Bi nguyện sở tùng cứu thân khổ, phân thân biến độ thật nan lường. Địa Ngục vị không bất thành Phật, ngã kim khể thủ đại thệ vương. Tiếp triệu phục vì Vong … Nhứt vị Thần (Chánh) Hồn.
– Duy Nguyện: Sang cho mấy cũng rời thể xác, quý cho bao cũng biến mất ngày mai. Sướng cho bao cũng lao khổ đêm ngày, vui cho lắm cũng dường như sương tuyết.
– Tang Chủ kiền thành, tửu châm nhị tuần … “Xuân nữ”. Lễ nhị bái … Bình thân giai quỳ.
– Than ôi! Chiều xuống trên hoa thôn, người đi tê tái hồn. Bóng Trăng soi lờ lạt, tiếng dế khóc hoàng hôn.
– Hỡi ơi! Vinh hoa như tuyết giá, công danh giống hệt giấc mơ xa. Sanh bằng tỉnh ngộ nương về Đạo, Tu đắc Niết Bàn ấy thật là. Tiếp triệu phục vì Vong … Nhứt vị Thần (Chánh) Hồn.
– Tang Chủ kiền thành, tửu châm tam tuần … “Lớp nam”. Lễ nhị bái … Bình thân giai quỳ.
– Ô hô! Ơn xưa nhớ mãi, Tang mới đau hoài, than vì thể xác phôi pha, ngại thấy Kim Quan tàn tạ. Xuôi tay từ giả, thiêm thiếp ra đi. Tiếp triệu Hương Linh quay về bờ Giác.
* Tang Chủ tâm thành tấn phạn.
Nẳng mồ tát phạ đác tha nga đa, phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần).
Nẳng mồ tô rô bà da, đác tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bác ra tô rô, bác ra tô rô, ta bà ha. (3 lần).
Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần).
– Bát vàng cơm Hương Tích, Bình ngọc nước Triều Châu. Đầy vơi mùi Thiền vị, Con Cháu nguyện cúi đầu.
– Trăm hạnh Hiếu là gốc, muôn đức Hiếu là nguồn. Hay Thích tử Hiền tôn, Thần hay Người đồng trọng “Lớp trở” tâm thành, lễ vật, đủ đầy. Mong rằng, hồn Mẹ, về đây thọ dùng. Cơm canh lễ vật muôn trùng, chứng cho Con Cháu dâng cơm cúng dường.
– Tang Chủ kiền thành, trà châm chung tuần. Lễ nhị … bái.
– Tam tuần viên mãn, sở dĩ Kim Ngân phần hóa.
* TỤNG CHÚ VÃNG SANH
– Nẳng mồ a di đá bà dạ, đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, a di lị đô bà tỳ, a di lỵ đá tất đam bà tỳ, a di lỵ đá tỳ ca lan đế, a di lỵ đá tỳ ca lan đá, già di nhị già già na, chỉ đá ca lệ ta bà ha.
– Lễ tất thành tứ … bái.
- Ở Công giáo: thường đọc kinh trước bữa ăn để mong người chết về ăn cơm
- Không Tôn giáo: họ thường chắp tay cầu nguyện Thần cai trị nhà cửa cho người thân vào ăn cơm
Xem chi tiết về nghi thức cúng cơm cho người đã khuất của thầy Trí tại video dưới đây:
4. Khi làm cúng cơm đám tang cần lưu ý gì?
Để đảm bảo cúng cơm đám tang được diễn ra theo đúng mong muốn, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Trong 100 ngày liên tục, cúng cơm cần có đầy đủ cả cơm, muối và nước. Sau 49 ngày thì có thể thêm một số món đồ mặn vào như: rượu, thịt, đồ luộc hoặc đồ xào,..
- Tuyệt đối không được dùng thịt chó, thịt mèo hay thịt bò để làm cúng cơm cho người mới mất. Đối với các món xào thì không được phép cho tỏi vào vì tỏi là để trừ tà ma. Tốt nhất, nên chuẩn bị cơm chay để giúp cho vong linh của người mất không phải chịu tội sát sinh khi xuống địa ngục, đồng thời giúp cho người mất dễ dàng được siêu thoát hơn.
- Mâm cúng cơm không cần phải quá cầu kỳ nhưng cần tươm tất, sạch sẽ và bày biện gọn gàng. Đặc biệt, không được dùng xôi gấc hoặc xôi đỗ đen để cúng cho người mới khuất.
- Thức ăn đem lên cúng không được phép nếm hoặc bốc nhón. Trong khi thắp hương để cúng cơm cho người mất cần phải có người ngồi bên cạnh để trông chừng, tránh chó mèo có thể làm xáo trộn mâm cúng cơm. Khi nào hương tàn thì gia chủ mới được đem đồ cúng xuống để ăn.
- Khi cúng cơm 7 ngày đầu, người thân phải ăn mặc chỉnh tề, kín đáo, quần áo tối màu. Khi làm lễ cúng phải chắp hai tay lại và thành tâm để tích thêm công đức, giúp cho người mất sớm được siêu thoát. Nếu cúng mà không thành tâm thì vong linh sẽ phải chịu nhiều đau khổ và khó lòng siêu thoát khỏi dương gian.
- Mâm cúng cơm không được đặt trực tiếp lên bàn thờ mà phải đặt ở dưới một bàn nhỏ, thấp hơn bàn thờ khoảng 50cm.
Như vậy, Cphaco vừa chia sẻ đến bạn một số thông tin về cúng cơm đám tang và cách để chuẩn bị một mâm cúng cơm tươm tất, hoàn chỉnh để cúng cho người thân đã mất. Hy vọng qua nội dung bài viết, bạn sẽ có thêm những hiểu biết về một phong tục trong văn hóa tâm linh của người Việt chúng ta.