1. Chức năng của nhà thờ họ.
Nhà thờ họ hay còn gọi là từ đường là nơi chốn tâm linh của một tộc họ. Ở đó, dòng họ thờ các vị cao tằng thủy tổ và các tiên linh khác của họ tộc. Mỗi vị có thần chủ hoặc bài vị đặt trên bàn thờ. Đọc thần chủ , bài vị, sẽ biết vị nào có công trạng với nước, hoặc với địa phương, cũng như với tộc họ.
Nhà thờ họ là nơi lưu giữ gia phả, văn tự cổ cùng những sắc phong, tượng thờ, bài vị cùng những điển tích về dòng họ. Nhà thờ họ cũng là nơi lưu giữ những di vật của tổ tiên. Dây có thể được coi như một bảo tàng thu nhỏ của dòng họ bỏi nó chứa đựng rất nhiều thông tin về dòng họ. Nội thất bên trong nhà thờ được sắp đặt trang nghiêm, có thứ tự rõ ràng và sắp xếp có chủ ý thể hiện những thông tin về gia đình, dòng họ được kết cấu một cách chu đáo, đầy đủ để con cháu trong dòng họ cũng như người ngoài tộc có thể hiểu khá tường tận về lịch sử của dòng họ cùng những con người, những danh nhân của dòng họ.
Nhà thờ họ được coi như điểm hội tụ, thờ cúng tổ tiên, ông bà, những người anh hùng, những danh nhân, những người có công với đất nước, làm lưu danh dòng họ trong sử xanh của đất nước, của dân tộc. Nhà thờ họ luôn có một vị trí đặt biệt trong thế giới tâm linh của những con người trong dòng họ bởi đó là nơi giúp họ nhớ lại những đỉnh cao vinh quang của dòng họ, những tấm gương sáng của tổ tiên và đồng thời những ước vọng của mỗi con người trong dòng họ được nguyện cầu tại đây.
Mỗi năm, vào ngày giỗ, con cháu về tụ họp đông đủ tại nhà thờ, thắp hương tưởng nhớ những người đã khuất. Người còn sống ngay trong làng có mặt, người làm ăn phương xa cũng về, chuyện trò, chia sẽ tình cảm, bàn cách giúp đỡ người gặp khó khăn. Vì thế, nhà thờ họ có ý nghĩa văn hóa tinh thần rất lớn, vì vừa là nơi tiến hành nghi lễ truyền thống để con cháu thể hiện lòng biết ơn các bật sinh thành, vừa là nơi các thành viên họ tộc dù cách xa về địa lý vẫn có điều kiện gặp gỡ, quây quần bên nhau.
Truyền thống xây dựng nhà thờ họ có từ lâu đời nhưng trải qua những năm chiến tranh, công việc này không được tiến hành trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước. Trong những năm gần đây việc xây dựng nhà thờ họ rộ lên khắp mọi miền đất nước, nhất là ở nông thôn. Song chúng ta cần phải hiểu đúng đắng về mục đích của việc xây dựng nhà thờ không phải chỉ để ngắm nhìn, khoe khoan với thiên hạ, hay để tổ chức tiệt tùng linh đình mà tạo nên công trình mang dấu ấn tốt đẹp về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhắc nhở con cháu giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống đạo lý, gia phong tốt đẹp của tổ tiên ông bà truyền lại:
Đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân hậu thủy chung.
Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm, làm cho dân giàu nước mạnh.
Đó là tình đoàn kết sắc son, ý chí cộng đồng trong xã hội, biết gạt bỏ những cái nhỏ nhen tầm thường trong quá khứ và trong cuộc sống hằng ngày để giữ lấy cái nghĩa tình cao đẹp trong gia đình họ tộc, trong cộng đồng xã hội.
Đó là lòng nhân ái bao dung, thương người như thể thương thân, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, giúp nhau khi ốm đau hoạn nạn.
Đó là tin thần cần cù, sáng tạo trong lao động và học tập, sống và làm giàu bàn tay và khối óc của mình, khuyến khích làm giàu chính đáng, động viên tạo điều kiện cho con cháu được học hành, có nhiều con cháu học giỏi.
Xây dựng nhà thờ họ là một công việc có nhiều ưu điểm. Trước hết, đây là một hành động hướng về cội nguồn. Chúng ta biết rằng hạt nhân của xã hội là gia đình. Một dòng họ có nhiều gia đình, nhiều dòng họ hợp thành xã hội. Một xã hội tốt đẹp phải bắt nguồi từ một gia đình tốt đẹp, từ những dòng họ tốt đẹp. Giáo dục trong dòng họ là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong xã hội
2. Hướng và thế đất trong phong thủy nhà thờ họ.
Về mặt phong thủy, có hai yếu tố luôn được quan tâm khi chọn đất xây dựng nhà thờ họ là hướng đất và thế đất. Hướng đất thường hay được chọn là hướng Nam do đây là hướng “hè mát, đông ấm”, theo đạo phật thì đây là hướng gắn với điều thiện và hạnh phúc, theo Nho giáo thì đây là hướng của thánh nhân: “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ” (Thánh nhân quay mặt về Nam nghe lời tâu của thiên hạ). Người Việt coi tổ tiên của mình như những thánh nhân luôn theo dõi và phù hộ độ trì cho con cháu nên nhà ở cũng thường quay về hướng Nam. Tuy nhiên, ngày xưa quan niệm chọn hướng không quá phức tạp như hiện nay, nếu hướng Nam lại ở thế đất xấu thì cũng có thể quay hướng khác.Thế đất cũng là một yếu tố quan trọng để lựa chọn khi xây dựng nhà thờ họ. Thế đất tự nhiên được coi là đẹp khi lưng có thể tựa (phía sau cao hơn phí trước), hai bên có thề “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ” (thế tay ngai), mặt trước thoáng đãng có dòng lưu thủy từ phải qua trái và có tiền án. Khi thế đất tự nhiên không sẵn có các yếu tố cần thiết cần có đó, người xưa có thể khắc phục bằng cách đào hồ, ao, giếng nước làm điểm tụ thủy; xây bình phong, non bộ làm án; đấp đất trồng cây tạo thế tay ngai…
3. Kiến trúc của nhà thờ họ.
Cũng như các loại hình kiến trúc truyền thống khác, vấn đề trang trí cũng được người xưa rất quan tâm khi xây dựng nhà thờ họ. Cấu trúc nhà thờ họ tương tự như nhà ở dân gian của người Việt, thương là mẫu mộ đá đơn giản chủ yếu là kết cấu khung gỗ với các hình thức kết cấu cơ bản giống nhà ở. Nhà thờ họ thường không được đầu tư lớn (vì là sở hữu cá nhân của từng dòng họ) nên thường có kiến trúc đơn giản, nhỏ bé chứ không rộng lơn, hoành tráng như những công trình tính ngưỡng công cộng. Tuy thế , nhà thờ họ vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao với những mẫu lăng mộ đẹp.Nếu như trên mái các đình,chùa thường có rồng, phượng, mặt trời, được làm cầu kỳ, tinh xảo thì trên mái nhà thờ họ cùng lắm chỉ có gạch hoa chanh, đầu nắm cơm và những chi tiết trang trí hết sức đơn giản.
Thông thường, một nhà thờ họ điển hình chỉ là một ngôi nhà hinh chữ Nhất nằm ngang với hai mái trước và sau theo kiểu thu hồi bít đốc, mái có thể lợp tranh, lá cọ ngói mũi dân dã (ngói di), quy mô công trình thường từ 3 đến 5 gian.
Nhà thờ họ thường là công trình chuyên dụng để thờ tổ tiên, song cũng có một số nhà thờ kết hợp hai chức năng: vừa để thờ vừa để ở (do điều kiện kinh tế của dòng họ). Đối với những nhà thờ họ kiểu này, việc thờ cúng tổ tiên được bố trí ở gian giữa, chỗ để ở được bố trí hai bên gian hồi. Tuy nhiên, đúng theo truyền thống thì nhà thờ họ thường được xây tách biệt khỏi nhà ở, có thể nằm trên một mảnh đất riêng biệt, có thể nằm trên khuôn viên đất ở của vi trưởng họ. Việc bố trí mặt bằng của nhà thờ họ phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện này.
Đối với kiểu nhà thờ họ kết hợp để ở và nhà thờ họ chung khuôn viên đất ở, việc bố trí mặt bằng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào nhu cầu sinh hoạt của những người sống ở đó. Còn với những nhà thờ họ có khuôn viên riêng biệt, việc quy hoạch mặt bằng sẽ dễ dàng hơn và có điều kiện để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đất phong thủy tốt. Song dù thế nào đi nữa thì một nguyên tắc cơ bản luôn luôn phải tuân thủ trong bố cục nhà thờ họ là nguyên tắc đăng đối qua trục thần đạo (trục tưởng tượng đi qua chính giữ nhà thờ). Nguyên tắc đăng đối này bao trùm trong toàn bộ đồ án thiết kế nhà thờ họ: từ hình khối kiến trúc, trang trí trê kiến trúc, sắp xếp các bàn thờ, bài trí nội thất đến bố trí sân vườn cảnh quan phía trước…
Trang trí trên cấu kiện kiến trúc xuất phát từ mục đích vừa làm đẹp vừa làm giảm sự thô mộc, nặng nề của cấu kiện gỗ, song tùy thuộc vào khả năng đầu tư mà mức độ trang trí có thể nhiều, ít khác nhau ở từng nhà thờ họ. Trang trí trên kiến trúc nhà thờ họ rất ít dùng hình tượng rồng mà hay sử dụng các hình tượng thuần túy mang tính trang trí (như hình hoa lá, hình kỷ hà…), hoặc các biểu tượng thiêng liêng (như hình vân xoắn, hình đao mác…). Mặc dù vậy, một số nhà thờ của những dòng họ có người làm quan cũng trang trí hình rồng trên kiến trúc, nhưng rất hạn chế và các hình rồng này thường được cách điệu, biến tấu đi (trúc hóa rồng, mai hóa rồng, mây hóa rồng, lá hóa rồng, cá hóa rồng…).
Sở dĩ có đặc điểm này là do các nhà thờ họ truyền thống còn tồn tại đến nay chỉ có niên đại xây dựng từ cuối thế kỷ XVII tới đầu thế kỷ XX, khi mà Nho giáo đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việt. Theo quan niệm của Nho giáo thì rồng là biểu tượng cho tầng trên, đặc biệt là rồng có 5 móng chân tượng trưng cho Thiên tử. Nhà thờ họ không phải là nơi thể hiện tính quyền lực, chính vì vậy rất ít sử dụng hình tượng rồng trên kiến trúc. Tuy vậy trên các đồ thờ vẫn thường được chạm hình tượng rồng do quan niệm thần thánh hóa tổ tiên của người Việt, tuy nhiên cũng chỉ được chạm rồng 4 móng mà không được chạm rồng 5 móng.
Từ cuối thế kỷ XIX trở đi, do những biến động của lịch sử mà ảnh hưởng của Nho giáo trong cuộc sống xã hội ngày càng mờ nhạt đi, các chế định xã hội và cộng đồng cũng lỏng lẻo dần trước những trào lưu văn hóa và những nhu cầu mới. Việc xây dựng nhà thờ họ vì thế cũng không còn tuân thủ chặt chẽ những quan niệm và ước định vốn có mà trở nên ngày càng đa dạng hơn về quy mô và kiểu kiến trúc. Từ giai đoạn này đã xuất hiện những nhà thờ họ có bố cục mặt bằng phức tạp (chữ Nhị, chữ Đinh, chữ Công, tứ thủy quy đường…) và cả những nhà thờ họ với các góc đao cong vút.
Cho tới tận ngày nay, nhu câu xây dựng nhà thờ họ trong xa hội vẫn luôn tồn tại, song nhận thức về “cốt cách” của nhà thờ họ lại khá mơ hồ, thêm vào đó những mẫu xây mộ này còn bị “nhiễm” bởi những quan niệm và nhu cầu của thời hiện đại. Chính vì vậy đã xuất hiện không ít nhà thờ họ với phong cách lai tạp, rườm rà mang nặng tính phô trương, đánh mất đi “hồn cốt” của kiến trúc truyền thống Việt nói riêng và bản sắc văn hóa Việt nói chung.
4. Trang trí nội thất nhà thờ họ
Bàn thờ tổ gồm hai lớp:
Lớp trong kê sát ngang tường hậu, gồm: chiếc rương hòm thật lớn cao khoảng 1m, dài khoảng trên 2m, rộng gần 2m. Mặt chiếc rương đóng nẹp chia làm 3 ô. Các ô này có khi là ba chữ đại tự, có khi là những bức tranh được dán trong dịp lễ tết. Trên những nẹp có những đồng tiền. Trong rương đựng bát đĩa, nồi, sanh đồng để dùng khi giỗ tết.
Những gia đình khá giả thay chiếc rương bằng một chiếc bàn thờ to, một chiếc sập sơn son thếp vàng lộng lẫy được kê trên bộ mễ cao khoảng 1m. Phía trước có tấm màn đỏ che những mâm thau, đồ đồng cùng bát đĩa, được xếp dưới gầm sập.
Kê giữa chiếc rương hoặc sập có ít nhất hai chiếc mâm nhỏ chân quỳ, mặt hình chữ nhật: một chiếc bề dài độ 8 tấc(1), bề rộng khoảng sáu tấc. Chiếc mâm thứ hai nhỏ hơn một chút kê đằng sau chiếc thứ nhất. Cả hai chiếc cao chừng 4 tấc trong giống như hai chiếc bàn nhỏ, thấp, dùng để bày đồ lễ. Trong những ngày giỗ tết, cỗ được bày trên bàn thứ nhất, còn hoa quả, trầu nước bày ở chiếc bàn thứ hai nhỏ hơn.
Bên trong cùng lớp trong là thần chủ đựng trong long khám kê trên một chiếc bệ có độ cao bằng hai chiếc mâm. Có nhiều gia đình không thờ thần chủ, chỉ kê ở nơi đây một chiếc kỷ, hoặc chiếc ngai tượng trưng cho ngôi vị tồ tiên.
Đối với những gia đình giàu có, những đồ thờ này được sơn son thếp vàng. Riêng chiếc ngai hay tay ngai đều mang hình đầu rồng. Rồng đứng đầu tứ linh được dùng trang hoàng cho đồ tự khí. Trên chiếc mâm nhỏ, kê bên trong ở trước thần chủ, hay chiếc ngai có một cái tam sơn, một thứ đồ thờ để đặt trầu, chén rượu, ly nước, đĩa hoa quả trong những khi cúng giỗ.
Lớp bàn thờ bên trong được ngăn với lớp bàn thờ bên ngoài bằng một bước y môn(3). Chiếc y môn treo cao thõng xuống che kín toàn bộ bàn thờ lớp bên trong.
Lớp ngoài bắt đầu từ y môn trở ra, bao gồm: một hương án kê gần sát y môn. Trên giữa để cắm hương khi cúng bái. Đắng sau bình hương là một chiếc kỷ nhỏ, cao độ 3cm, dài 50cm, rộng 25cm. Đặt ba chiếc đài có nắp và trên nắp có núm cầm lên trên chiếc kỳ nhỏ này. Khi mở nắp đài ra nắp kê xuống dưới, đài đặt lên trên. Đài làm bằng gỗ được tiện rỗng dưới để khi đặt lên trên nắp đài. Đài sẽ ăn khớp với nắp. Ba đài này dùng đựng chén rượu nhỏ lúc cúng giỗ, còn ngày thường đài được đậy nắp để tránh bụi bặm.
Hai bên thường để hai cây đèn cao khoàng 40cm, chân tiện vá lưng chừng có vành rộng ra gọi là đĩa đèn. Ngày xưa, trong những lần cúng giỗ, người ta đặt lên hai cây đèn này hai đĩa dầu lạc đốt bấc. Sau đó thay bằng hai ngọn đèn Hoa Kỳ. Ngày nay, người ta mắc trực tiếp bóng điện vào hai cây đèn.
Gần hai bên bình hương, ngoài hai cây đèn còn có hai con hạc đồng chầu bên. Trên đầu hai con hạc có chỗ để thấp nến. Ở mép ngoài hai cây đèn, gần hai đầu hương án là hai ống đựng hương. Hai ống hương bằng gỗ tiện miệng loe. Ngoài các thứ trên còn có lọ độc bình hoặc song bình bày trên hương án để cắm hoa. Còn nếu dùng độc bình thì đối diện với độc bình là một chiếc mâm bồng bày ngũ quả khi cúng giỗ.
Tất cả những thứ như bàn, kỷ và chiếc ngai, đồ thờ trên hương án như kỷ nhỏ, chân đèn, ống hương… điều làm bằng gỗ mít để ít bị mối mọt, còn sang hơn thì sơn son thếp vàng. Các gia đình giàu có dùng những đồ trên bằng đồng, gọi là bộ tam sự, ngũ sự hay thất sự. Trong bộ tam sự, chiếc đỉnh đồng thay thế cho bình hương. Hai bên đỉnh là hai con hạc đồng, mỏ ngậm bông hoa, trên đầu có chỗ cắm nến. Nếu là ngũ sự có thêm hai ống hương và thất sự thì có thêm đôi đèn.
Ngoài ra các gia đình giàu có còn bày thêm giá binh khí trước bàn thờ có cắm bát bảo lộc bộ (là 8 binh khí của binh sĩ thời xưa). Những đồ tự khí đối với từng gia đình là vật quý vô cùng thiên liêng, dù túng thiếu đến đâu không một ai dám đem cầm bán.
Xem thêm:
- Nguyên Tắc Khi Sắp Đặt Bàn Thờ Trong Gia Đình
- Chi tiết nhất bảng giá dịch vụ mai táng tại Cphaco
- Tìm hiểu về Cải táng là gì?
Số bát hương và thần chủ trong nhà thờ
Theo quan niệm của người Việt “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” muốn gia tiên được phép về thăm hệu thế, nhận hưởng lòng thành cháu con dâng hiến, đêm trước ngày giỗ tổ phải dâng lễ trai đàn (lễ chay chỉ có hương, đăng, hoa, quả, nước) cầu xin trời đất thần thánh cho phép gia tiên được về. Bởi vậy bát hương đầu tiên kể đến phải là bát hương thờ thần linh.
Thần chủ và bát hương thờ thủy tổ: Đời thứ nhất của một dòng họ, được tôn vinh là thủy tổ.
Thần chủ và bát hương thờ tiên tổ: Từ đời thứ hai cho đếm vị thân sinh của cao tổ khảo được tôn vinh là tiên tổ.
Thần chủ và bát hương thờ các vị cao tổ không có cháu con thờ tự (các vị cao tổ có cháu con đề huề, theo phân cấp được thờ tại các chi tộc).
Bát hương cô hồn: Thờ phụng các vong hồn của họ tộc do vắn số yểu mệnh, vong hồn thất lạc không nắm được tên tuổi rõ ràng, không người hương khói (bát này thờ ngoài hiên không thờ trong từ đường chính).
Linh điện: Được đặt tách riêng ở vị trí bên trái từ đường, cao hơn thượng điện một chút.
Điện thờ gia tộc: Ngụ ở trung ương từ đường gia tộc, thường có tam cấp hương án là thượng điện, trung điện, hạ điện.
Vong điện: Một điện thờ vong ở ngoài hiên (hoặc lập riêng một miếu nhỏ bên phải, phía ngoài nhà từ đường).
Cách bày trí thần chủ và bát hương như sau:
Thần chủ và bát hương thờ thần linh: đặt ở linh điện.
Thần chủ và bát hương thờ thủy tổ: đặt ở thượng điện.
Thần chủ và bát hương thờ tiên tổ: đặt ở vị trí trung điện.
Thần chủ và bát hương thờ các vị cao tổ: đặt ở vị trí hạ điện.
Bát hương cô hồn: đặt ở vị trí vong điện.
5. Hoành phi – Câu đối trong nhà thờ họ.
Trong các nhà thờ họ đều treo một tấm biển gỗ nằm ngang phía trên mặt trước cửa bàn thờ. Chiều ngang tấm biển ăn suốt gian nhà, dài khoảng 3 thước, rộng khoảng 1 thước đến 1 thước hai. Trên tấm biển đó khắc những chữ lớn, thường chỉ khắc được từ 3 đến 4 chữ là cùng. Tấm biển đó được gọi là bức hành phi.
Bức hoành phi thường được sơn son thiếp vàng, chữ đỏ hoặc vàng hay sơn đem chữ khảm xà cừ. Có gia đình cầu kì làm bức hoành phi theo hình thức cuốn thư rất đẹp. Nhà nghèo có thể làm hoành phi bằng gỗ thường, hoặt tấm cót ép, đóng nẹp vuông vắn, dán lót tấm giấy đỏ, viết đại tự thay cho bức hoành phi. Ý ngĩa của đại tự viết trên hoành phi mang nội dung ca tụng công đức của tổ tiên hoặc tỏa lòng kính trọng của con cháu đối với tổ tiên.
Ở hai cột phía trước bàn thờ hoặc trên tường có treo mỗi bên một câu đối. Nhà khá giả thường viết câu đối sơn son thiếp vàng hay sơn đen khảm xà cừ. Còn nhà nghèo thường chỉ viết câu đối trên giấy hồng. Nói chung các bức hoành phi hay câu đối điều được viết bằng chữ Hán. Nhưng cũng có gia đình viết cả câu đối và hoành phi bằng chữ Nôm. Cũng như bức hoành phi, nội dung câu đối là ca tụng công đức của tổ tiên hoặc tỏ lòng kính trọng của con cháu đối với tổ tiên.
Ảnh nhà thờ họ tại khu mộ gia tộc công viên nghĩa trang Bình Dương
*Chú thích:
(1)1 tấc = 10cm
(2)Trên bàn thờ tổ của một dòng họ bao giờ cũng có riêng một thần chủ, thần chủ này được thờ phụng mãi mãi. Đối với những gia đình giàu sang, muốn lập bàn thờ tại gia, lập thần chủ để thờ thì phải có đủ thần chủ của cụ kỵ, ông cha, tức là cao, tằng, tổ khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo (gỗ của loài cây sống ngàn năm), dài khoản hai phân rưỡi, ở giữa đề tên họ, chức tước, còn hai bên ghi ngày giờ sinh, tử của tổ tiên.Thần chủ thường được để trong long khám, khi nào cúng giỗ thì mới mở ra. Thần chủ chỉ để thờ 4 đời trở xuống. Sang đời thứ 5, thần chủ của cao tổ được mai (chôn) đi và nâng bậc tằng này gọi là Ngũ đại mai thần chủ, nghĩa là thần chủ sang đời thứ 5 được chon đi.
(3)Y môn là bức màng vải đỏ, dùng làm bức màng ngăn cách lớp bàn thờ bên ngoài và lớp bàn thờ bên trong. Y môn có thể làm bằng nhiễu, the hoặc vải màu đỏ. Trên cùng y môn có một dải lụa hoặc nhung the mầu băng ngang. Trên lớp băng ngang thường được thêu hoặc dán chữ đại tự.
Người ta thường treo trước y môn một chiếc đèn, dân giang gọi là tự đăng. Vào dịp giỗ tết, chiếc đèn này được thắp suốt ngày đêm. Bời người xưa cho rằng trong những ngày này, hương hồn những người đã khuất luôn ngự trị trên bàn thờ. Và ngọn đèn tượng trương cho sự hiện diện của tổ tiên.