Tin tức

Các hình thức mai táng ở Việt Nam phổ biến hiện nay

Các hình thức mai táng ở Việt Nam phổ biến hiện nay

Phong tục chôn cất người chết ở Việt Nam là gì? Phong tục tang ma miền Bắc ra sao? Các hình thức mai táng ở Việt Nam gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Mai táng là gì?

Mai táng là từ dùng để chỉ cách xử lý tử thi nói chung bằng nhiều cách khác nhau.

Hiện nay có rất nhiều hình thức mai táng như địa táng, hỏa táng, thủy táng, không táng, điểu táng, huyền táng, thiền táng,…

Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ phố biến nhất hình thức địa táng và hỏa táng. Các hình thức mai táng khác rất hiếm ở đất nước chúng ta, nếu có chủ yếu từ thời xa xưa và ở các vùng dân tộc thiểu số.

Xem thêm: Hiểu đúng về dịch vụ mai táng trọn gói và bảng giá năm 2022 2023 của CPHACO

2. Các hình thức mai táng ở Việt Nam

2.1. Địa táng

mai-tang-bang-hinh-thuc-dia-tang-o-viet-nam

Mai táng bằng hình thức địa táng ở Việt Nam

Địa táng là gì? Địa táng hay còn gọi là thổ táng là hình thức mai táng phổ biến nhất tại Việt Nam. Trong đó có hai hình thức địa táng chủ yếu là:

– Địa táng vĩnh viễn và không bao giờ động đến trừ khi mả động, nghĩa là khi con cháu trong gia đình thường xuyên xảy đến những chuyện tai ương, bất trắc thì người ta mới phải cải táng.

– Địa táng tạm thời sau đó bắt buộc phải cải táng, tức là lấy xương cốt cho vào tiểu rồi chôn lại xuống đất vĩnh viễn.

Địa táng là hình thức mai táng lâu đời, gắn liền với phong tục của người Việt. Có rất nhiều loại quan tài hình chum, hình thuyền đi liền với văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh và lan sang khắp vùng Đông Nam Á.

Quan tài hình chum được làm bằng các nồi gốm, chum hay vò. Khi loại quan tài này không vừa với thi thể thì người xưa ghép 2 hoặc 3 cái lại với nhau hoặc đục đáy cái thứ 3 để lồng vào giữa.

Quan tài hình thuyền là loại được làm bằng thân cây khoét rỗng. Nắp quan tài có mộng hoặc chốt để khớp với quan tài. Trong đồ tùy táng sẽ có mái chèo đi kèm để phục vụ cho việc mai táng.

Địa táng là phổ biến trong phong tục tang ma miền Bắc. Không chỉ có vậy, nó còn tục phong táng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

2.2. Hoả táng

Hỏa táng là hình thức dùng lửa hoặc nhiệt độ cao hỏa thiêu thi thể thành tro. Sau đó tùy theo phong tục mỗi miền mà sẽ có những cách xử lý tro cốt khác nhau: đem chôn cất hoặc đưa vào chùa, rải ra sông,…

Ưu điểm của phương pháp này là sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường, không lo cải táng, dễ di chuyển trong trường hợp người mất ở xa quê hương phải vận chuyển tro cốt về.

Hạn chế của phương pháp này là không điều tra được nguyên nhân tử vong trong trường hợp liên quan đến vụ án hình sự. Vì thế, trước khi hỏa táng cần có giấy xác nhận chết tự nhiên của bác sĩ điều trị hoặc nếu có nghi vấn bất thường về cái chết thì cần làm giám định pháp y trước.

Trước đây ở nước chúng ta không thịnh hành phương pháp hỏa táng, chủ yếu chỉ người Khơ me theo Phật mới áp dụng. Họ thường dùng củi để hỏa thiêu và tiến hành những nghi thức tôn giáo nhằm đưa linh hồn người đã khuất về thế giới bên kia.

Thế nhưng, với tình trạng hiện nay, đất chật người đông nên nhiều vùng địa phương, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã ưu tiên áp dụng hình thức mai táng này.

2.3. Huyền táng (Táng treo)

cac-hinh-thuc-mai-tang-o-viet-nam

Các hình thức mai táng ở Việt Nam

Huyền táng hay còn gọi là táng treo. Đây là hình thức mai táng không phổ biến tại nước ta nhưng đã xuất hiện từ thời xa xưa. Theo cách này, thi thể người chết sẽ được đặt lộ thiên, hoặc để nằm trên một tấm phên, hoặc để nằm trong quan tài hình thuyền.

Quan tài thường được để theo những cách sau:

– Đặt trên chạc ba một cái cây to hoặc treo quan tài trên cành cây.

– Đặt quan tài dưới vòm mái đá trong hang hoặc lưng chừng núi, khi lại được để sâu trong hang động nhân tạo. Các hang này được người ta đục khoét và ngăn thành nhiều gian, mỗi gian để một tử thi.

– Dùng gỗ ghim quan tài vào vách núi.

Phong tục chôn cất người chết ở Việt Nam hiện nay đã xóa bỏ phương pháp này bởi hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

2.4. Thiền táng (Tượng táng)

Thiền táng là an táng trong tư thế ngồi thiền, Tượng táng là làm thành tượng rồi an táng. Hình thức này chỉ bắt gặp ở các nhà sư cổ, khi khai quật người ta phát hiện nhà sư vẫn còn nguyên vẹn nội tạng, được đặt ở tư thế ngồi thiền. Vì thế, phương pháp này thu hút sự chú ý của giới khoa học bởi sự đặc biệt của nó.

Ở Việt Nam có hai thiền sư nổi tiếng là Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh cũng được an táng theo hình thức này. Tương truyền, hai thiền sư vào nhập thất có dặn là ta vào nhập thất 100 ngày, có gõ mõ niệm phật, hết 100 ngày toàn thân sẽ khô đi, thơm tho. Nếu thực sự như thế thì để nguyên còn nếu có mùi thì đem về chôn. Cho đến tận bây giờ, thi thể hai thiền sư vẫn còn nguyên vẹn ở tư thế thiền định.

Trên đây là bài viết tổng hợp các hình thức mai táng ở Việt Nam. Mong rằng bài viết này, Cphaco giúp bạn có thêm những kiến thức mới về tục phong táng, các hình thức chôn cất người chết của nước ta. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi!

1900.588.845