Blog

Mai táng là gì?

By 05/08/2019 Tháng Mười 29th, 2022 No Comments
Mai táng là gì?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng thì Mai táng được hiểu như sau:

Mai táng là gì ?


Chôn cất hoặc mai táng là hành động mang tính nghi lễ của việc đưa xác người hoặc động vật chết, thường là có đồ chôn theo, xuống dưới đất. Điều này được thực hiện bằng cách đào một hố hoặc đường hào, đặt người chết và các vật chôn theo vào đó, và lấp nó lại. Con người đã chôn người chết ít nhất 100.000 năm qua. Việc mai táng thường được coi là sự tôn trọng người chết. Việc này đã được sử dụng để ngăn chặn mùi của sự phân hủy xác, để cho các thành viên trong gia đình không phải chứng kiến sự phân hủy xác của những người thân yêu của họ, và trong nhiều nền văn hóa nó đã được xem như là một bước cần thiết cho người quá cố đi tiếp vào thế giới bên kia hoặc quay vòng luân hồi.

Các phương pháp chôn cất có tính nghi lễ nghiêm ngặt và có thể bao gồm việc chôn tự nhiên (mai táng xanh; ngâm dầu hoặc ướp xác; việc sử dụng các đồ chứa xác người chết như quan tài, đồ lót khâm liệm và lăng mộ; tất cả những thứ này đều có thể làm chậm đi sự phân hủy của xác chết. Đôi khi các đồ vật hoặc hàng hoá chôn cất được chôn cùng với xác, thường là quần áo ưa thích của người đã mất hoặc mang tính nghi lễ. Tùy thuộc vào văn hoá, cách thi hài được định vị có thể có ý nghĩa lớn.

Vị trí của nơi chôn cất có thể được quyết định phụ thuộc các vấn đề liên quan đến sức khoẻ và vệ sinh, mối quan tâm tôn giáo và thực tiễn văn hoá. Một số nền văn hoá giữ người chết ở gần người sống, trong khi những người khác “trục xuất” người chết bằng cách xác định khoảng cách tối thiểu từ nơi chôn cất đến khu vực có người ở. Một số tôn giáo trích ra các khu đất đặc biệt để chôn người chết, và một số gia đình xây dựng các nghĩa trang gia đình tư nhân. Hầu hết các nền văn hoá hiện đại đều đánh dấu vị trí của ngôi mộ với đá tảng, có thể ghi lại thông tin và lời ghi nhận công lao của người quá cố. Tuy nhiên, một số người bị chôn trong những ngôi mộ vô danh hoặc bí mật vì nhiều lý do. Đôi khi nhiều thi hài được chôn chung trong một ngôi mộ đơn nhất hoặc do lựa chọn (như trong trường hợp của các cặp vợ chồng), do thiếu không gian, hoặc trong trường hợp ngôi mộ tập thể dùng như một cách để chôn nhiều thi hài cùng một lúc.

Các giải pháp thay thế cho việc chôn cất bao gồm hỏa táng, thiên táng, thủy táng, bảo quản khô lạnh, để đông lạnh, v.v… Một số nền văn hoá con người thực hiện chôn cất những con vật nuôi họ yêu quý. Con người không phải là loài duy nhất chôn xác đồng loại; một số loài như tinh tinh, voi, và có thể cả chó cũng thực hiện việc này.

Theo wikipedia.org

Các nguyên tắc


Các nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng đất nghĩa trang và cơ sở hỏa táng được thực hiện tại Điều 3:

  1. Tất cả các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường).
  2. Khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ cho nhiều địa phương, sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh.
  3. Việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường.
  4. Việc táng được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  5. Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
  6. Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
  7. Chủ đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
  8. Các đối tượng bảo trợ xã hội khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định hiện hành.
  9. Người sử dụng dịch vụ mai táng, dịch vụ hỏa táng phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
  10. Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền.

Trên đây là nội dung tư vấn về Mai táng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 23/2016/NĐ-CP.

Xem thêm

1900.588.845